Bạn gõ tìm hiểu “phố đèn đỏ ở Nhật” sẽ ra loạt bài nào là khám phá, nào là cận cảnh, ảnh report rất đầy đủ. Phố đèn đỏ ở Nhật KHÔNG an toàn, chỉ nên ghé thăm thôi, và hãy rất cẩn thận khi “khám phá”. Đấy là kinh nghiệm thực tế qua khá là nhiều chuyến đi du lịch Nhật bản khám phá thế giới “Nhật bản 18+”, cũng như trao đổi trò chuyện với các “thổ địa” ở Tokyo.
Sponsored: Giảm 50% phí xin visa Nhật khi đặt thuê xe (tài xế người Việt) hoặc tour & khách sạn tại Nhật.
Sự thật về khu phố đèn đỏ ở Nhật
Những hình ảnh báo chí, cũng như trang Web ở Việt Nam đưa về phố đèn đỏ toàn là “ếch ngồi đáy giếng” thôi, thứ nhất là vì ở đấy CẤM chụp ảnh; thứ 2 là giá dịch vụ “nhật bản 18 +” ở Nhật là tương đối cao, không dễ dàng để “cho biết” đâu; thứ 3 nữa là ngoài tiền, thì có cả những “quy ước nghề nghiệp”; và thứ 4 là những ai đã thực sự có cơ hội khám phá phố đèn đỏ ở Nhật thì chẳng khoái gì đi viết bài ầm ý đâu.
Khu phố đèn đỏ ở Nhật có an toàn? – Như tôi đã trả lời ở trên qua kinh nghiệm của tôi là KHÔNG an toàn với du khách. Với một nước Nhật nhìn chung là an toàn nhất thế giới, thì các khu đèn đỏ như là “đặc khu” riêng của một quyền lực khác. Dù vẫn tuân thủ pháp luật, nhưng các khu phố đèn đỏ ở Nhật có những nguyên tắc riêng, luật lệ riêng, “nước sông không đụng nước giếng“, nếu du khách không tuân thủ thì thực sự là Không an toàn. Thực ra thì quí vị hoàn toàn có thể yên tâm nếu tuân thủ các quy tắc sau đây:
Nên hỏi “thổ địa” trước khi đi bar, hay nightclub
Đừng có theo kiểu ngẫu hứng, cứ nhảy vào bar nào cũng được quý vị nhé. Lầu đầu tôi dẫn khách đi bar, cũng có 3 anh em thôi, nên cứ thẳng tiến lên khu đèn đỏ Kabukicho, bước vào một bar thì có 2 thanh niên chặn lối, tôi nghĩ là soát vé, xì tiền hỏi bao nhiêu, lập tức chúng tôi được “lôi” ra ngoài. Tôi gọi điện cho anh bạn Trung Quốc của tôi đến “cứu net”, thì ông ấy giải thích là bar này chỉ dành riêng cho thành viên CLB, bất khả xâm phạm, và chúng tôi rủ nhau sang bar khác. Cũng nhân tiện lưu ý vì sao tôi gọi anh bạn người Hoa, vì thực sự bất cứ ở đâu người Hoa cũng rất biết luật, và có thể làm mọi việc. Đấy cũng là một tip.
Tôn trọng và có giao ước
Đến khu đèn đỏ của Nhật bản, đừng nghĩ rằng “có tiền là được” hay tệ hại hơn nghĩ những người phục vụ là thấp hèn. Không có đâu nhé, cũng là một nghề nghiệp, được yêu cầu tôn trọng, và bản thân họ cũng rất trách nhiệm với công việc, và tôn trọng khách hàng. Nếu bị đòi hỏi phải biết tiếng Nhật, không phải là vì “giở hơi”, vì “bài trừ du khách”, mà đơn giản là phục vụ muốn việc giao tiếp tốt hơn với khách hàng để làm thỏa mãn khách hàng. Tôn trọng và có giao ước là sự khác biệt so với khu đèn đỏ ở các nước khác.
Tôi kể một chuyện khác, trong một lần đi tìm hiểu “dịch vụ âu yếm“, sau khi thỏa thuận là không có tiếng Nhật không sao, thì nhân viên CLB cũng yêu cầu tôi bảo với bạn mình là không được “manh động” nếu cô gái của chúng tôi không đồng ý. Khoảng 30 phút, tôi nhận được điện thoại từ điều hành CLB, bảo “thằng bạn của mày như một con lợn, cư xử hết sức thô lỗ với cô gái của tao, mày vi phạm quy ước, tao cảnh cáo lần đầu, và bọn mày biến khỏi đây ngay“.
Đừng uống Say
Hãy giữ tỉnh táo, đừng uống say. Ở đâu cũng vậy, nhưng đặc biệt là khu đèn đỏ ở Nhật, nơi có luật chơi riêng, bạn say thì rất dễ phạm luật, mà phạm luật thì phải nhận hình phạt. Tôi chưa trải qua, nhưng đã chứng kiến việc “bị lôi đi xử lý” của một khách hàng say rồi.
KHÔNG chụp ảnh
Không phải có NO PHOTO thì quý vị mới nghĩ đến chuyện Không chụp ảnh nhé. Đến khu đèn đỏ Kabukicho, thì tốt hơn hết tắt camera. Ngay cả người địa phương ở đây cũng biết rằng chính cảnh sát cũng phải đi dẹp các nhiếp ảnh gia mạo hiểu cố tình chui vào đây.
Đừng theo “cò mồi”
Như đã nói ở trên, nước Nhật cực kỳ an toàn, nhưng các khu đèn đỏ là ngoại lệ, ở đây được biết đến rất nhiều trò lừa đảo kiểu như người mời vào bar, uống chút rượu xong nhận được bill yêu cầu thanh toàn một khoản tiền khổng lồ.
Trên đây là những đúc rút của tôi qua những chuyến “ghé thăm” khu đèn đỏ ở Nhật Kabukicho, vùng Shinjuku, là khu đèn đỏ lớn nhất Châu Á. Thực tình tôi chưa ghé khu đèn đỏ Susukino ở Sapporo, nhưng chắc cũng không khác nhau là mấy.
Khác với Thái lan, Trung Quốc, hay một số quốc gia khác, những dịch vụ “18+” rất cở mở, vì khách hàng, và gần như là một phần của ngành công nghiệp du lịch, thì “Nhật bản 18+” có những luật lệ rất rõ ràng, và không phải nhắm mục tiêu là khách du lịch.
Nếu quý vị muốn khám phá phố đèn đỏ ở Nhật cho biết thì cũng thoải mái thôi, hoàn toàn an toàn nếu tuân thủ những nguyên tắc trên. Tôi cũng đã có 2 bài viết trên Web nhatbanaz.com, các bác tham khảo trước khi quyết định “khám & phá” nhé. Các bạn có thể chọn tour du lịch tự túc hoặc chọn tour du lịch nhật bản giá rẻ với kinh phí vừa phải.
Mình tháng 3 năm sau định xin visa theo diện tự túc đi nhật bản , bạn tư vấn giúp mình với cho mình xin giá dịch vụ lupon với
Xin chào,
Tôi là nguyễn văn thăng, đang làm việc tại hãng hàng không việt nam. Nay tôi có quyết định của tổng công ty sang nhật công tác dài hạn (36 tháng) ở chi nhánh của tct tại nhật.
Tuy nhiên do làm các thủ tục working permit mất nhiều thời gian để xin visa dài hạn (~2 tháng). Nên tôi muốn xin visa ngắn hạn để sang trước trong thời gian chờ, rồi quay về xin visa dài hạn.
Vậy tôi có thể dùng qđ dài hạn này để xin visa ngắn hạn đc ko? Hay phải có qđ cử đi ctac ngắn hạn của cty?
Ngoài ra tôi cần chuẩn bị thêm giấy tờ gì nữa?
Xin cám ơn.
Cảm ơn anh. Bộ phận tư vấn đã gửi mail. Anh vui lòng check mail ạ
mình muốn xin visa du lịch tự túc một mình. Vui lòng tư vấn giúp mình và báo giá dịch vụ.
Cảm ơn Quý khách đã liên hệ. Bộ phận tư vấn visa đã gửi mail cho chị. Chị vui lòng check mail ạ
Mình mới sang Nhật .mình gọi gái qua mạng và họ bắt mình chụp ảnh thẻ ngoại kiều.mình đã chụp .họ bắt mình đi mua thẻ và gửi cho họ.mình k đồng ý.họ dọa sẽ giết mình .bạn có thể cho mình lời khuyên không
Chơi gái lại chụp thẻ ngoại kiều cho nó thì t lạy bạn rồi. K hiểu suy nghĩ gì luôn