Takoyaki (たこ焼き, 蛸焼) là một loại bánh có hình cầu làm bằng bột mì với nhân bạch tuộc, nướng trong chảo takoyakiki. Thành phần chính của nhân bánh là bạch tuộc băm hay thái hạt lựu có thể độn thêm một số thứ khác và rắc thêm một số gia vị cũng như còn được tẩm với nước dùng tùy vào công thức mà chúng có thể khác nhau.  Loại bánh này ra đời từ năm 1935 với nguồn cảm hứng là từ chiếc bánh nhỏ có nhân bạch tuộc và trứng mà tiếng Nhật gọi là Akashiyaki. Ban đầu Takoyaki chỉ mới xuất hiện ở vùng Kansai, Osaka, món ăn này nhanh chóng được người dân nơi đây yêu thích. Và tất nhiên, miếng ngon nhanh chóng la rộng ra các khu vực khác như Kanto và nhiều nơi trên đất nước Nhật Bản.

Khởi thủy, chiếc bánh Takoyaki được người dân Nhật Bản chế biến bằng bột gạo. Nhưng sau này, do những tác động của hoàn cảnh và lịch sử, Nhật Bản phải nhận những chuyến tàu viện trợ bột mỳ từ nước Mỹ, cho nên bột bánh Takoyaki đã chuyển từ bột gạo sang bột mỳ.

Takoyaki được chế biến như thế nào?

Thường những món ăn của người Nhật Bản được chế biến khá là cầu kỳ và công phu nhưng Takoyakilại khác một chút. Món ăn này được chế biến khá đơn giản và tưởng chừng như ai cũng có thể xắn tay áo lên và làm nó.

Để làm nên những chiếc bánh Takoyaki, bạn chỉ cần nguyên liệu là bột mì, bột dashi, bột tenkasu, trứng gà, hành chua, bắp cải, gừng và tất nhiên là không thể thiếu nguyên liệu chính của món bánh chính là bạch tuộc. Tất cả những nguyên liệu được dùng làm nhân bánh Takoyaki  đều được cắt nhỏ. Riêng phần bạch tuộc được luộc trước rồi cắt thành từng miếng nhỏ, đặc biệt là những chiếc râu bạch tuộc, khiến bạn cảm nhận độ giòn giòn, sựt sựt khi ăn.

Những chiếc bánh Takoyaki khá dễ làm nhưng để tạo ra được những viên bánh tròn vo, láng mịn thì lại đòi hỏi người chế biến có đôi bàn tay khéo léo cùng sự khiên nhẫn khi đổ bột. Những đôi tay thành thạo, khéo léo lật ngược chiếc bánh một góc 900 khi phần lớp bột phía dưới se se mặt, phần phía dưới sẽ tiếp tục được tạo hình tròn. Thật thú vị khi nhìn những đầu bếp tài ba sử dụng chiếc que kim loại nhỏ đảo liên tục, đều tay những viên bánh cho tới khi tròn xoe và láng mịn với màu vàng ruộm quyến rũ. Chính nhờ cách chế biến đặc biệt này mà lớp vỏ bánh rất giòn, phần bên trong lại nóng hổi, thơm phức, hấp dẫn.

Bánh Takoyaki khi chín được bày lên chiếc khay nhỏ, sau đó sẽ được rưới nước sốt takoyaki hoặc xì dầu và mayonnaise. Sau đó người ta rắc thêm chút rong biển tán nhỏ, chút vụn cá ngừ khô bào mỏng (đặc biệt phải là loại cá ngừ Nhật Bản mới mang lại hương vị chính xác và đậm vị cho chiếc bánh). Màu vàng của bánh, màu nâu nhạt của nước sốt, màu xanh của rong biển và màu trắng của cá khô tạo nên một tác phẩm ẩm thực hấp dẫn cả hương lẫn sắc.

Những chiếc bánh Takoyaki được làm từ chiếc khuôn đặc biệt hình vuông với những chiếc lỗ bé bé hình bán nguyệt. Những chiếc khuôn bánh Takoyaki chuyên nghiệp thường rất to với khoảng 30 khoanh. Tuy nhiên để phục vụ cho nhu cầu làm bánh tại nhà, những chiếc khuôn nhỏ xinh, tiện dụng đã được thiết kế cho gian bếp của mỗi gia đình.

Ở Nhật Bản, Takoyaki được thưởng thức ở đâu?

Tới Nhật Bản và nhất là tới với thành phố Osaka bạn có thể dễ dàng bắt gặp những quán Takoyaki ở bất cứ đâu, từ những quán nhỏ nhỏ bên lề đường, trong những ngõ hẻm cho tới các nhà hàng sang trọng. Bạn cũng có thể mua Takoyaki đóng gói sẵn trong siêu thị hay chuỗi cửa hàng phục vụ 24/24

Nhưng những người dân Nhật Bản vẫn thích cảm giác, trong tiết trời se se lạnh, bên quán Takoyaki  ven đường với ánh lửa bập bùng ấm áp, được xuýt xoa thưởng thức những chiếc bánh Takoyaki nóng hổi, vàng ruộm, giòn ngon thơm phức.

Tới nay, có thể nói Takoyaki đã trở thành một biểu tượng ẩm thực của Nhật Bản. Món ăn như nói với mọi người về một phần tính cách con người nơi đây: huyền bí, mộc mạc, đơn giản và bộc trực. Chính vì vậy,  người dân nơi đây còn lập nên một bảo tàng về loại bánh này. Đến với bảo tàng, bạn sẽ thấy được quá trình hình thành, phát triển của Takoyaki qua từng thời kỳ lịch sử.

Hãy tới với Nhật Bản để được thưởng thức món ăn hấp dẫn này và cùng cảm nhận đất nước và con ngươi nơi đây từ những điều bình dị nhất.

5/5 - (11 bình chọn)

Bài này đã được sửa đổi lần cuối vào 18/12/2015 2:10 chiều

Chia sẻ

Bài viết gần đây

Người Nhật có những biên pháp gì để phòng chống bão

Nhật Bản thường xuyên phải đối mặt với bão, do đó quốc gia này đã… Đọc thêm

Đi du lịch Nhật cần biết: văn hóa ăn uống của Nhật bản và Việt Nam rất khác

Chuyện ăn uống khi đi du lịch có lẽ là chuyện quan trọng nhất cần… Đọc thêm

1001 hỏi đáp bất ngờ thú vị “giải mã” Nhật bản [Phần 2]

Tiếp theo phần 1 sẽ là 1001 hỏi đáp bất ngờ thú vị "giải mã"… Đọc thêm

NhatbanAZ “trình làng” ấn tượng tại Hội Chợ Du Lịch ITE 2024

NhatbanAZ "trình làng" ấn tượng tại Hội Chợ Du Lịch ITE 2024 Tại Hội chợ… Đọc thêm

“Mùa hè dịu dàng” vào mùa thu tháng 9

Mặc dù tháng 9 được coi là một trong ba tháng mùa thu Nhật Bản,… Đọc thêm

Những loại cây đặc trưng mùa thu Nhật Bản

Nhắc đến mùa thu Nhật Bản hẳn chúng ta sẽ nghĩ tới những loại cây… Đọc thêm