Nhật Bản Đến & Yêu

Cuộc sống giản dị của cựu Thủ tướng Nhật

Bạn có nhận ra người đàn ông này là ai không?

Còn đây, bạn có nhận ra bộ ba quyền lực này.

Vâng, người đàn ông trong ảnh thứ nhất, chính là người đứng bên trái trong ảnh thứ 2 cạnh cựu Thủ tướng Đức Helmut Kohl và cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, và không phải ai khác, chính là cựu thủ tướng Nhật Murayama Tomiichi.

Cuộc sống bình dị của cựu thủ tướng Nhật

Ngài Murayama sau khi mãn nhiệm vị trí thủ tướng Nhật Bản và sau đó không lâu cũng rút lui khỏi Quốc hội, từ bỏ chính trường, trở về quê hương ở Oita. Ông sống một cuộc sống như bao công chức hưu trí khác, đơn sơ và tình cảm.

Hai vợ chồng ông sống trong ngôi nhà đơn giản, không bảo vệ, không camera giám sát an ninh, không người giúp việc. Mọi sinh hoạt trong gia đình đều tự mình làm lấy. Cựu thủ tướng sẵn sàng giúp vợ trong việc hàng ngày, đạp xe đi chợ mua đồ, nấu ăn. Nhìn chung không ai thấy sự khác biệt so với nhưng người dân bình thường khác trong làng.

Chế độ của thủ tướng sau khi nghỉ hưu

Ở rất nhiều nước, nguyên thủ quốc gia, sau khi nghỉ hưu sẽ nhận được bảo đảm cuộc sống, hoặc được hưởng một khoản trợ cấp tương đối lớn. Thủ Tướng Nhật sau khi nghỉ hưu, chính phủ không hề có bất cứ trợ cấp đặc biệt nào, thậm chí trợ cấp sách, báo, đi lại cũng không. Tiền lương hưu hàng tháng nhận được cũng rất khiêm tốn, bảo hiểm y tế cũng chỉ khoảng 30% như người dân thường khác.

Ngài Murayama ở trong ngôi nhà được xây từ thời Minh Trị (tính ra ngôi nhà cũng 130 năm tuổi). Năm 1945 khi quân Mỹ ném bom thành phố Oita, thành phố bị tàn phá nặng nề nhưng ngôi nhà không bị hư hại nhiều. Ngài Murayam đùa rằng “Đây là một ngôi nhà may mắn nên tôi đã mua nó”.

Ở tuổi 90, cựu thủ tướng và cựu đệ nhất phu nhân sống rất vui vẻ trong tình yêu thương và tôn trọng của những người dân làng nơi đây.

Ngài cựu thủ tường và Việt Nam

Ngày Murayama là người đã thúc đẩy mạnh mẽ nhất quan hệ Việt-Nhật. Là vị Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản sang thăm Việt Nam vào năm 1994, mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hai nước. Và sau đó với lời mời của ông Tổng Bí thư Đỗ Mười đã sang thăm chính thức Nhật Bản năm 1995, kể từ đó quan hệ song phương bước sang một giai đoạn mới, với những thành quả chúng ta thấy hôm nay.


Dù đã rút khỏi chính trường, ông vẫn quan tâm đến phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa Nhật Bản và Việt Nam. Năm 2000, ông Murayama Tomiichi thành lập Hội đồng Thúc đẩy hòa bình hữu nghị Nhật Bản-Việt Nam (JVPF) và trở thành Chủ tịch của Hội đồng này.

4.8/5 - (20 bình chọn)

Bài này đã được sửa đổi lần cuối vào 17/12/2019 3:59 chiều

Chia sẻ
Thẻ: Murayama

Bài viết gần đây