Du lịch Nhật bản

Tủ Coin Locker cứu tinh khi nhiều đồ

Hẳn mỗi chúng ta đều đã từng gặp trường hợp khi đi du lịch đã di chuyển nhiều mà còn phải kéo theo đống hành lý cồng kềnh khi chưa được checkin khách sạn, hay vừa mới check out mà chưa tới giờ bay của mình thì thực sự rất bất tiện. Tuy nhiên, vấn đề này đã được đất nước Nhật Bản giải quyết một cách nhanh gọn: Đa số các nhà ga, sân bay hay trung tâm thương mại lớn… đều có tủ gửi đồ công cộng Coin Locker hỗ trợ du khách nếu không muốn vác theo đống hành lý cồng kềnh bên người.

Kích cỡ Coin Locker

Tủ gửi đồ Coin Locker có đủ các loại kích cỡ có thể chứa được hầu hết các vali hành lý của mọi người từ loại nhỏ, vừa, lớn đến rất lớn, đa phần các ngăn tủ Coin Locker chỉ khác nhau về chiều cao, còn bề ngang và chiều sâu thì khá tương đương.

Kích cỡ của coin locker chia ra làm 4 kích cỡ khác nhau để phù hợp với nhu cầu lưu trữ của người sử dụng, nhưng chúng đều có chung độ sâu là 57cm (khoảng 22,4 in).
– Tủ khoá cỡ nhỏ là phổ biến nhất: chiều cao 25,7cm (hoặc 31,7cm) và rộng 35,5cm.
– Tủ khoá cỡ trung bình: chiều cao 55cm và rộng 35,5cm.
– Tủ khoá cỡ lớn: chiều cao 88cm và rộng 34~43cm.
– Tủ khoá cỡ siêu lớn (Extra Large), đồng thời cũng là loại hiếm nhất: chiều cao 115,3cm (đôi khi lên tới 177cm) và rộng 34~43cm.

(Số liệu mang tính chất tương đối để tham khảo, thực tế sẽ có nhiều loại tủ kích thước khác)

Chi phí và thời gian gửi đồ

Chi phí mỗi lần gửi vào khoảng 300-700 yên (60.000 – 140.000đ) tùy theo kích cỡ và thời gian gửi.

Thời gian gửi thường tính từ 12:00 đêm nay tới 12:00 đêm hôm sau, thời gian tính giờ cũng tùy địa điểm mà thay đổi, các bạn nên hỏi trước khi gửi.

Một điều lưu ý nữa là thời gian gửi hành lý trong Coin Locker thường chỉ là 3 ngày. Sau 3 ngày, nhân viên sẽ lấy hành lý ra và bảo quản tại văn phòng tối đa 1 tháng, khi nhận lại hành lý bạn sẽ phải thanh toán chi phí phát sinh tới thời điểm nhận lại.

Các loại Coin Locker:

  • Coin Locker sử dụng chìa khóa: Khá giống với các kiểu tủ gửi đồ ở VN, rất dễ sử dụng, bạn chỉ cần nhét tiền xu vào khe cạnh ổ khóa và vặn chìa là xong.
  • Coin Locker điện tử: mở bằng mật mã hoặc thẻ trả trước IC card như Suica, Pasmo… Nếu thanh toán bằng tiền mặt thì bạn sẽ được cung cấp phiếu xác nhận thanh toán có mật mã để mở tủ. Hãy chụp lại mật mã đề phòng bạn bị mất phiếu. Còn nếu thanh toán bằng thẻ trả trước thì thẻ chính là chìa khóa mở tủ luôn.

Hiện tại các tủ gửi đồ này đã cài đặt thêm nhiều ngôn ngữ quốc tế để du khách dễ sử dụng như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn…

Tuyệt đối không gửi các đồ vật có giá trị như tiền bạc, giấy tờ tùy thân, nữ trang, đá quý, máy tính, máy ảnh…. Vào tủ gửi đồ, cũng không gửi các đồ gây nguy hiểm, chất câm như chất nổ, chất độc, vũ khí, đồ trộm cắp….

 

5/5 - (22 bình chọn)

Bài này đã được sửa đổi lần cuối vào 16/08/2023 4:42 chiều

Chia sẻ

Bài viết gần đây

Những nơi đẹp nhất để ngắm lá đỏ mùa thu ở Nhật Bản

Mùa thu ở Nhật Bản được cho là một trong hai mùa đẹp nhất ở… Đọc thêm

Say đắm sắc thu Kyoto

Trong nhiều thế kỷ, Kyoto đã bị phá hủy bởi nhiều cuộc chiến tranh và… Đọc thêm

Dự báo lịch ngắm lá đỏ Nhật Bản mùa thu 2024

Dự báo lịch lá đỏ Nhật Bản năm 2024 đang được cập nhật thêm. Vào… Đọc thêm

Đường mòn Kumano Kodo: Di sản văn hóa và hành trình tâm linh Nhật Bản

Nằm ẩn mình giữa thiên nhiên hùng vĩ của bán đảo Kii, Nhật Bản, Kumano… Đọc thêm

Fushimi Inari Taisha: Ngôi Đền Linh Thiêng Biểu Tượng Của Kyoto

Fushimi Inari Taisha, nằm ở phía nam thành phố Kyoto, là một trong những ngôi… Đọc thêm