Các loại visa lao động Nhật Bản và những điều cần lưu ý khi xin visa

Bạn đang muốn làm việc hợp pháp tại Nhật Bản, bạn cần phải xin tư cách lưu trú được phép làm việc. Có rất nhiều loại tư cách lưu trú khác nhau tương ứng với từng mục đích lưu trú của mỗi người. Mỗi loại visa đều có quy định rõ việc có được phép làm việc tại Nhật hay không, phạm vi công việc có thể làm, thời gian lưu trú hay việc có hay không được phép gia hạn và cấp mới. Trong bài viết dưới đây Nhatban AZ sẽ giới thiệu đến các bạn “Các loại visa lao động Nhật Bản và những điều cần lưu ý kho xin visa” bạn nên tham khảo!

Visa lao động Nhật Bản là gì?

Để được làm việc tại xứ sở Mặt trời mọc thì người lao động bắt buộc phải xin visa từ Đại Sứ Quán và Lãnh Sự Quán Nhật. Khi lưu trú theo diện lao động, bạn có thể xin visa theo chuyên môn như: nghệ thuật, giáo dục, y tế…Trong trường hợp muốn thay đổi công việc trong thời gian bạn đang làm việc tại Nhật thì cần đăng ký lại tình trạng cư trú.

Với mỗi loại visa lao động tại Nhật Bản khác nhau thì yêu cầu kinh nghiệm chuyên môn cũng như bằng cấp cũng sẽ thay đổi. Visa lao động Nhật yêu cầu nhà tuyển dụng đứng ra bảo lãnh cho bạn, visa đó thường được cấp trong khoảng từ 4 tháng đến 5 năm, tuy nhiên người lao động có thể gia hạn thêm thời gian sau khi đã đến Nhật Bản làm việc.

Các loại visa lao động Nhật Bản

  1. Visa doanh nghiệp, khách du lịch Nhật Bản

Người nước ngoài của một trong hơn 50 quốc gia mà Nhật Bản cho phép miễn visa tạm thời thì chỉ cần 1 hộ chiếu (passport) hợp lệ đã có thể nhập cảnh vào Nhật Bản dưới hình thức du khách thăm quan hoặc thương gia. Người có visa tạm thời sẽ được phép lưu trú tại Nhật Bản tối đa là 90 ngày. Người nước ngoài có visa tạm thời không được phép tham gia vào kinh doanh, mua bán. Tuy nhiên, vẫn có thể tham gia vào các khóa học ngắn hạn tại các trường Nhật Ngữ, tất cả cá du khách nước ngoài đều phải mang theo hộ chiếu trong người.

Ngày nay có rất nhiều lao động Việt tham gia Xuất khẩu lao động Nhật Bản bất hợp pháp theo diện này, xin visa du lịch sau đó bỏ trốn ra ngoài làm việc ảnh hưởng rất nhiều đến các công ty du lịch và cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Nếu để cảnh sát Nhật Bản bắt được bạn sẽ không còn cơ hội quay lại đất nước Nhật Bản xinh đẹp thêm một lần nào nữa.

  1. Visa lao động, XKLĐ, Kỹ thuật viên

Người nước ngoài muốn làm việc tại đất nước Nhật Bản cần có visa lao động từ Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán cấp để có thể nhập cảnh vào Nhật Bản dưới dạng visa được phép lao động.

Có hơn 12 loại hình visa lao động, mỗi loại đều cho phép người sở hữu nó được phép làm việc trong các loại hình kinh doanh và lĩnh vực khác nhau như: phóng viên, nghệ thuật, nghiên cứu, giáo dục, kỹ thuật, giải trí, quản trị kinh doanh và các dịch vụ quốc tế…

Nếu bạn muốn đổi công việc trong thời gian bạn đang ở Nhật và công việc mới không nằm trong lĩnh vực lao động được phép thì bạn cần thay đổi loại visa (ví dụ bạn muốn đổi từ giáo dục sang kỹ thuật). Có thể bằng đại học hoặc các chứng chỉ chuyên môn sẽ được yêu cầu khi nộp đơn xin visa lao động.

Nếu muốn xin cấp visa lao động, bạn phải được một công ty tại nhật chấp thuận hoặc có 1 người bảo lãnh bên đó. Visa lao động thường được cấp theo kỳ hạn 1 hoặc 3 năm và có thể gia hạn thêm.

  1. Visa theo diện du học

Những người muốn học tập tại Nhật Bản đều cần có visa du học cấp tại Đại sứ quán và Lãnh sự quán Nhật Bản thì mới có thể nhập cảnh vào nước Nhật theo hình thức lưu trú du học sinh dài hạn (trù trường hợp tham gia các khóa học tiếng ngắn hạn).

Thời hạn visa du học có thể kéo dài từ 3 tháng đến 4 năm 3 tháng tùy theo chương trình học tại Nhật. Du học sinh không được đi làm ngoài giờ, tham gia lao động tính lương, trừ phi có giấy phép của Cục xuất nhập cảnh (trong trường hợp có giấy phép cũng chỉ được làm việc trong thời gian quy định, không được phép làm quá 28 giờ/tuần).

  1. Visa theo diện vợ/chồng hoặc người phụ thuộc

Người nước ngoài kết hôn với một người mang quốc tịch Nhật Bản hoặc với người đã có visa vĩnh trú tại Nhật có thể lấy được visa vợ chồng, cho phép họ kết hôn và làm việc buôn bán tại Nhật.

Visa theo diện này được cấp theo kỳ hạn 6 tháng, 1 năm, 3 năm hoặc 5 năm và có thể gia hạn thêm

Vợ hoặc chồng của người nước ngoài, những người đang sinh sống tại Nhật theo hình thức lưu trú được phép lao động, có thể nộp đơn để xin cho 1 visa người phụ thuộc. Visa người phụ thuộc được cấp với kỳ hạn từ 3 tháng đến 5 năm có thể gia hạn thêm. Trong trường hợp này người phụ thuộc không được phép tham gia kinh doanh buôn bán, trừ khi họ có giấy phép từu Cục xuất nhập cảnh. Ngay cả khi có giấy phép thì người phụ thuộc cũng chỉ có thể làm việc với khoảng thời gian bị giới hạn trong tuần.

  1. Visa lưu trú y tế

Visa này dành cho bệnh nhân người ngoài muốn đến Nhật Bản với mục đích thăm khám, chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế, bệnh viện của Nhật Bản. Các hoạt động y tế được cấp phép bbao gồm: khám tổng quan, xét nghiệm, chăm sóc nha khoa, nghỉ dưỡng… sẽ được cấp thị thực nhiều lần nếu cần thiết.

Thời gian lưu trú của trường hợp này là mỗi lần dưới 90 ngày, người đăng ký được yêu cầu phải xuất trình kế hoạch chữa bệnh cụ thể tại Nhật Bản hoặc bảo đảm của người bảo lãnh. Người đi cùng có thể là người trong gia đình hoặc người quen biết, người đi cùng sẽ được cấp visa giống như người trực tiếp đi khám.

Người đi cùng để chăm sóc người bệnh tại Nhật, không được phép làm việc ngoài để được trả lương, kinh doanh. Kỳ hạn visa có thể kéo dài đến 3 năm tùy vào tình trạng của người beengj và các yếu tố khác, thời gian lưu trú tối đa là 6 tháng.

Những điều cần lưu ý khi xin visa lao động Nhật Bản

Trên thực tế không phải bất kỳ ai có nhu cầu đi làm việc tại Nhật Bản cũng đều được cấp thẻ visa lao động. Theo nguyên tắc, người xin visa lao động Nhật Bản được cấp nếu đáp ứng đủ các điều kiện:

  • Đương đơn xin cấp thị thực phải có hộ chiếu còn hạn sử dụng tối thiểu 6 tháng.
  • Hồ sơ đầy đủ bao gồm các giấy tờ: Hộ chiếu, tờ khai xin cấp visa, 01 ảnh 4,4 x 4,5, giấy chứng nhận thu nhập mỗi tháng, giấy chứng nhận số dư tài khoản ngân hàng, giấy xác nhận đặt vé máy bay 2 chiều (nếu có), lịch trình di chuyển (theo mẫu của ĐSQ).

Cá nhân cần xin cấp visa theo diện tự túc phải đáp ứng đủ tư cách lưu trú được quy định trong Luật Quản Lý xuất nhập cảnh và chấp nhận tị nạn.

  • Trường hợp bị từ chối hồ sơ xin visa sang Nhật trong vòng 6 tháng sẽ bị tước khả năng cấp lại với cùng mục đích.
  • Khi bị từ chối visa ĐSQ sẽ không nói cho bạn biết lý do bạn bị trượt (bởi nhiều trường hợp nhập cảnh với mục đích không chính xác sẽ lợi dụng khẽ hở để luồn lách, trốn tránh xét duyệt, ảnh hưởng đến trật tự và an toàn xã hội, nên việc xét duyệt visa sẽ rất nghiêm ngặt).

Trên đây là những chia sẽ của NhatbanAZ về Các loại visa lao động Nhật Bản và những điều cần lưu ý khi xin visa mà bạn nên biết. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm rõ được các thủ tục, điều kiện và những lưu ý khi thực hiện xin visa lao động. Nếu còn thắc mắc nào hãy liên hệ với NhatbanAZ để được hỗ trợ tốt nhất.

 

5/5 - (33 bình chọn)

Bài này đã được sửa đổi lần cuối vào 12/10/2024 2:57 chiều

Chia sẻ

Bài viết gần đây

[Hoa Anh Đào Sớm] Tour Nhật Bản 6N5Đ Osaka-Tokyo | HN bay VJ

Tour du lịch Nhật Bản hoa anh đào sớm 6N5Đ từ Hà Nội bay Vietjet… Đọc thêm

[Mùa Lá Đỏ] Tour Nhật Bản 6N5Đ Osaka-Tokyo | Hà Nội bay VNA (KIX.HND)

Tour Nhật ngắm lá đỏ 6 ngày 5 đêm khởi hành từ Hà Nội. Cung… Đọc thêm

[Tết Dương] Tour trượt tuyết Hokkaido 5 ngày 6 đêm | TP. HCM Bay JL

Tour trượt tuyết mùa đông Hokkaido 5 ngày 6 đêm đón giao thừa và năm… Đọc thêm

[Mùa Lá Đỏ] Tour Nhật Bản 5N5Đ Tokyo-Osaka | TP.HCM bay VNA

Tour Nhật Bản mùa lá đỏ 5 ngày 5 đêm | Khởi hành từ TP.HCM | Bay VietNam Airlines | Giá… Đọc thêm

[Tết] Tour Nhật trượt tuyết, cung vàng Tokyo-Osaka 5N5Đ | Tp. HCM, bay VJ

Tour Tết du lịch Nhật Bản trượt tuyết là một lựa chọn tuyệt vời cho… Đọc thêm