Các địa điểm ưa thích

Chùa Sensoji – Ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Tokyo

Chùa Sensoji được xây dựng từ thế kỷ VII và là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất ở Tokyo. Chùa đã trải qua nhiều lần phục chế sau các trận động đất và chiến tranh nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp độc đáo. Sensoji không chỉ có giá trị tôn giáo, mà còn có giá trị lịch sử và nghệ thuật.

Chùa Sensoji ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Tokyo

Giới thiệu về chùa Sensoji

Chùa Sensoji còn được biết đến với tên gọi chùa Asakusa Kannon. Được biết đến là nơi linh thiêng để cầu bình an và may mắn. Sensoji không chỉ là một điểm đến tôn giáo. Mà còn nổi tiếng là một kiệt tác kiến trúc với những công trình cổ kính, đầy màu sắc. Chính vẻ đẹp ấy khiến ngôi chùa này thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.

Đặc biệt, vị trí gần kề với Tháp truyền hình Tokyo Skytree càng làm tăng thêm sức hút của Sensoji. Sự kết hợp này tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp giữa lòng thành phố hiện đại.

Việc tham quan chùa Sensoji là hoàn toàn miễn phí, khiến nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng cho mọi du khách. Do lượng khách đổ về rất đông, đặc biệt vào những dịp lễ tết. Nên bạn cần có kế hoạch tham quan hợp lý để tránh mất thời gian chờ đợi.

Chùa Sensoji nơi linh thiêng để cầu bình an và may mắn

Truyền thuyết về chùa Sensoji

Chùa Sensoji có một lịch sử hình thành phong phú và lâu đời. Được xây dựng vào năm 645, chùa được xem là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất ở Tokyo.

Bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát

Theo truyền thuyết, hai anh em ngư dân làng chài Hinokuma Hamanari và Hinokuma Takenari đã tìm thấy một bức tượng trôi trên sông Sumida vào sáng sớm ngày 18/3/628. Họ đã vô cùng kinh ngạc và liền đem về cho trưởng làng.

Trưởng làng Haji no Nakatomo nhận ra đó là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, hay còn gọi là tượng Kannon. Nhận thấy bức tượng là điềm lành, trưởng làng đã sửa sang lại ngôi nhà của mình thành ngôi chùa. Quyết định dành phần đời còn lại của mình để thờ cúng và tổ chức các buổi lễ tưởng niệm.

Đến năm 645, một tu sĩ Phật giáo tên là Shokai đã đến vùng này và xây dựng điện thờ cho bức tượng. Tuy nhiên, Shokai đã che bức tượng lại theo hướng dẫn mà ông nghe trong một giấc mơ. Và kể từ đó, bức tượng vẫn chưa bao giờ được công bố với công chúng.

Sự sùng kính dành cho Sensoji

Vào giữa thế kỷ thứ IX, sư thầy Ennin đang tu tại Chùa Enryakuji (chùa chính của Phật giáo Tendai). Người đã đến thăm Sensoji và tạo ra một bức tượng giống hệt với hình ảnh chính, gọi là tượng Hibutsu. Hibutsu là một biểu tượng hoặc tượng Phật của Nhật Bản. Nhưng vì lý do tôn giáo mà tượng sẽ được đặt trong tủ thờ và luôn được đóng kín.

Trong thời kỳ Kamakura (1185-1333), các Mạc chúa (Shogun) thể hiện sự sùng kính lớn đối với Sensoji. Dần dần, những nhân vật nổi bật khác, bao gồm cả các nhà lãnh đạo quân sự và giới văn sĩ, đã noi gương họ. Từ đó, tầm quan trọng của ngôi chùa ngày càng tăng lên.

Mãi đến năm 1590, Tokugawa Ieyasu, Mạc chúa đầu tiên của Mạc phủ Tokugawa, đã chỉ định Sensoji là nơi cầu nguyện của Mạc phủ. Các Mạc chúa Tokugawa đời sau cũng kế thừa truyền thống đến viếng Chùa Sensoji. Kể từ ấy, niềm tin vào Kannon đã lan rộng trong dân chúng suốt thời kỳ Edo cho đến sau này.

Chùa Sensoji nơi cầu nguyện của Mạc Phủ

Sensoji – Giá trị lịch sử và nghệ thuật

Ban đầu, chùa Sensoji là một công trình nhỏ. Nhưng qua các thời kỳ, ngôi chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu và mở rộng. Mặc dù đã chịu nhiều thiệt hại qua các trận chiến và thiên tai, bao gồm việc bị phá hủy trong Thế chiến II. Ngôi chùa đã được khôi phục hoàn toàn. Cho đến nay, đây đã là một điểm tham quan quan trọng, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Sensoji không chỉ là nơi để cầu bình an, may mắn. Mà còn là một biểu tượng văn hóa và lịch sử, thể hiện tinh thần kiên cường của người dân Tokyo.

Giá trị lịch sử và nghệ thuật của chùa Sensoji

Các điểm tham quan không thể bỏ lỡ chùa Sensoji

Không chỉ là một ngôi chùa cổ kính, tại Sensoji còn sở hữu một quần thể kiến trúc đa dạng. Mỗi một khu vực đều mang nét đẹp với ý nghĩa riêng.

Kaminarimon – Cổng Sấm

Cổng Sấm Kaminarimon nổi tiếng với chiếc đèn lồng đỏ khổng lồ treo ở giữa cổng

Kaminarimon, hay còn gọi là Cổng Sấm, là cổng vào ngôi chùa Sensoji ở Asakusa. Và là một biểu tượng nổi tiếng của Tokyo. Được xây dựng lần đầu vào năm 941. Kaminarimon đã trải qua nhiều lần trùng tu và tái xây dựng do bị hư hại bởi thiên tai và chiến tranh.

Điểm nổi bật nhất của Kaminarimon là chiếc đèn lồng đỏ khổng lồ treo ở giữa cổng, nặng khoảng 700 kg. Chiếc đèn lồng này được trang trí với các họa tiết và chữ viết. Tượng trưng cho những lời cầu nguyện và hy vọng cho sự bình an và may mắn.

Ngoài ra, Kaminarimon có hai bức tượng thần bảo hộ hai bên, là Fujin (Thần Gió) và Raijin (Thần Sấm). Những bức tượng này được xem là biểu tượng bảo vệ cho ngôi chùa và khu vực xung quanh.

Khách tham quan thường dừng chân tại cổng để chụp ảnh và ngắm nhìn kiến trúc độc đáo của chiếc đèn lồng và các bức tượng thần. Không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp mắt. Kaminarimon còn là biểu tượng văn hóa và lịch sử quan trọng của Tokyo. Phản ánh sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại trong đời sống của người dân Nhật Bản.

Nakamise Dori

Nakamise-dori con phố mua sắm cổ nhất Nhật Bản

Nakamise Dori là một trong những con phố mua sắm cổ nhất của Nhật Bản, nằm ở khu vực Asakusa, Tokyo. Đây là một con phố dài khoảng 250 mét, dẫn từ Cổng Sấm Kaminarimon vào chùa Sensoji. Nakamise Dori không chỉ nổi tiếng với hàng loạt cửa hàng bán đồ lưu niệm, quà tặng truyền thống. Mà còn với những món ăn đường phố độc đáo. Tạo nên một bầu không khí nhộn nhịp và sôi động.

Con phố này tập trung rất nhiều cửa hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ, yukata và các sản phẩm truyền thống khác. Đây là nơi lý tưởng để tìm kiếm những món quà độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa Nhật Bản.

Du khách có thể thưởng thức các món ăn địa phương như bánh gạo nướng senbei, kem matcha, dorayaki… Hương vị đa dạng và hấp dẫn khiến Nakamise trở thành điểm dừng chân thú vị cho những người yêu thích ẩm thực.

Với lịch sử lâu đời, Nakamise không chỉ là nơi mua sắm mà còn là một phần của di sản văn hóa Asakusa. Việc dạo bước trên con phố này mang lại cho du khách cảm giác như đang trở về quá khứ. Khám phá nét đẹp truyền thống giữa lòng thành phố hiện đại.

Hozomon

Cổng kho báu Hozomon một trong hai cổng lớn dẫn vào chùa Sensoji

Hozomon còn được gọi là “Cổng Kho báu”. Là một trong những cổng chính của chùa Sensoji ở Asakusa, Tokyo. Đây là một trong hai cổng lớn dẫn vào chùa.

Hozomon nổi tiếng với cấu trúc hai tầng đồ sộ. Tầng trên chứa các bảo vật quan trọng của chùa, bao gồm các bản sao của kinh Phật. Trong khi tầng dưới có hai bức tượng gỗ khổng lồ của Nio, những vị thần bảo vệ trong Phật giáo.

Cổng này lưu giữ nhiều vật phẩm quý giá của chùa, như các quyển kinh điển Phật giáo và các vật dụng tôn giáo khác. Chức năng này là lý do Hozomon được gọi là “Cổng Kho báu”.

Cổng Hozomon đóng vai trò là lối vào chính đến khuôn viên chùa Sensoji từ phía trong của Nakamise. Từ đây, du khách có thể tiếp tục hành trình vào các khu vực chính của chùa.

Hozomon đã trải qua nhiều lần tái thiết do hư hỏng qua các thời kỳ. Đặc biệt là sau những trận động đất và chiến tranh. Cổng hiện tại được xây dựng lại vào năm 1964 với vật liệu chịu lửa để bảo vệ tốt hơn các bảo vật bên trong. Việc này thể hiện nỗ lực của người Nhật trong việc bảo tồn các di sản văn hóa quan trọng.

Hozomon không chỉ là một phần của chùa Sensoji. Mà còn là biểu tượng của sự kết hợp giữa di sản văn hóa và kiến trúc truyền thống Nhật Bản.

Kannondo – Điện Quan Âm

Kannondo còn được gọi là Điện Quan Âm, là trung tâm của chùa Sensoji. Nơi này được xây dựng để thờ Quan Âm Bồ Tát, một vị thần mang lại bình an và hạnh phúc. 

Chính Điện của chùa Sensoji, được xây dựng bởi Mạc chúa Tokugawa Iemitsu. Là một báu vật quốc gia mang đậm dấu ấn lịch sử. Tuy từng bị tàn phá trong Thế Chiến II, ngôi điện đã được phục dựng vào năm 1958 nhờ sự đóng góp của người dân khắp Nhật Bản. Thể hiện tinh thần đoàn kết và lòng tôn kính với di sản văn hóa.

Điểm đặc trưng nhất của Chính Điện chính là phần mái dốc cao hơn hẳn so với các ngôi chùa khác. Tạo nên một vẻ uy nghiêm và tráng lệ. Bên trong, Chính Điện được chia thành hai khu vực: Naijin và Gejin. Đặc biệt, bức tượng Bồ tát Kannon linh thiêng được đặt trong một ngôi đền nhỏ giữa Naijin. Là nơi thu hút đông đảo tín đồ đến chiêm bái và cầu nguyện.

Điện Yogodo Ở Chùa Sensoji Tokyo

Điện Yogodo nơi linh thiêng và ý nghĩa ở chùa Sensoji

Trong tín ngưỡng Phật giáo, tám vị Phật Yogoshu được xem là những người bảo hộ và dẫn dắt trên con đường giác ngộ, theo lời dạy của Bồ tát Kannon. Mỗi vị Phật trong nhóm này lại có mối liên hệ đặc biệt với một hoặc hai con vật trong 12 con giáp. Và được cho là sẽ bảo vệ những người sinh ra trong năm tương ứng với con giáp đó. Các bức tượng của tám vị Phật Yogoshu được tôn trí trang trọng trong Điện Yogodo. Tạo nên một không gian linh thiêng và đầy ý nghĩa tại chùa Sensoji.

Điện Awashimado Ở Chùa Asakusa Kannon

Điện Awashimado, một phần không thể thiếu của quần thể chùa Sensoji. Được xây dựng vào thời Genroku để thờ Awashima Myojin – vị thần được đưa đến từ đền thờ mẹ ở Kada, tỉnh Wakayama. Trong điện, bức tượng Phật A Di Đà được đặt ở vị trí trung tâm. Bên cạnh là Awashima Myojin và Kokuzo Bosatsu.

Sau Thế Chiến II, điện Awashimado từng được sử dụng tạm thời làm Chính Điện. Trước khi được chuyển đến vị trí hiện tại và trải qua quá trình tân trang vào năm 1994. Ngày nay, điện Awashimado vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính và linh thiêng. Là điểm đến không thể bỏ qua khi tham quan chùa Sensoji.

Gojunoto – Tháp 5 tầng

Tháp 5 tầng Gojunoto tượng trưng cho hành trình tâm linh và sự thăng hoa của con người theo triết lý Phật giáo

Gojunoto hay Tháp 5 tầng, là một trong những điểm nổi bật của chùa Sensoji. Tháp 5 tầng tượng trưng cho hành trình tâm linh và sự thăng hoa của con người theo triết lý Phật giáo. Với kiến trúc độc đáo và phong cách truyền thống, tháp này không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo mà còn là biểu tượng văn hóa của Nhật Bản. 

Tháp có năm tầng, mỗi tầng đại diện cho một yếu tố trong triết lý Phật giáo: đất, nước, lửa, gió, và không gian. Mỗi tầng được thiết kế với mái cong truyền thống, tạo nên một hình ảnh thanh thoát và uy nghi.

Chủ yếu được làm từ gỗ, Gojunoto thể hiện kỹ thuật xây dựng tiên tiến của Nhật Bản từ thời cổ đại. Có khả năng chịu đựng thiên tai như động đất và bão.

Được xây dựng vào năm 1648 và được tái xây dựng sau Thế chiến thứ hai, Gojunoto đã trở thành một phần không thể thiếu trong quần thể chùa Sensoji.

Nhà Demboin & Khu Vườn Ở Chùa Sensoji

Nhà Demboin và khu vườn ở chùa Sensoji

Khu vực Demboin, một danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Là một phần không thể thiếu của chùa Sensoji. Nơi đây bao gồm Kyakuden – tòa nhà tiếp khách, lối vào, thư viện Shoin lớn và nhỏ, phòng nghiên cứu, và Oima – phòng khách dành cho trụ trì của chùa. Kyakuden còn được sử dụng cho các buổi lễ tưởng niệm và tu tập.

Điểm đặc biệt của khu vực Demboin là khu vườn được bao quanh bởi những đường bộ quanh một hồ nước lớn. Được cho là do Enshu Kobori thiết kế vào đầu thời Edo. Khu vườn mang đậm phong cách Nhật Bản với cây cối, đá và nước được sắp đặt hài hòa. Tạo nên một không gian yên tĩnh và thanh tịnh. Tuy nhiên, hiện nay khu vườn này không mở cửa cho công chúng tham quan.

Nitenmon – Cổng Nhị Thiên

Nitenmon – Cổng Nhị Thiên là một cổng phụ nằm phía đông bắc của khuôn viên chùa. Thường ít được biết đến hơn so với Kaminarimon hay Hozomon. Nhưng Nitenmon vẫn đóng vai trò quan trọng trong kiến trúc tổng thể của chùa. 

Nitenmon được xây dựng vào năm 1618. Đây là một trong số ít các cấu trúc trong chùa Sensoji còn nguyên vẹn sau các cuộc tấn công và trận động đất. Sự tồn tại lâu đời này phản ánh sự bền bỉ và khả năng chống chịu của các công trình kiến trúc truyền thống Nhật Bản.

Cổng này mang phong cách kiến trúc truyền thống Nhật Bản, với mái ngói cong và các chi tiết chạm khắc tinh xảo.

Cổng có tên gọi là “Nhị Thiên” vì hai bức tượng thần được đặt hai bên cổng là Zochoten và Jikokuten. Đại diện cho thần gió và thần sấm, những vị thần bảo hộ Phật giáo.

Điện Bentendo Ở Chùa Sensoji Nhật Bản

Điện Bentendo nổi bật với tượng nữ thần tóc xám Sarasvati (Benzaiten). Được biết đến là một trong ba bức tượng nổi bật của Sarasvati (Benten) ở vùng Kanto. Chiếc chuông đặt trong Điện được đúc lại vào năm 1692 theo lệnh của Mạc chúa đời thứ 5 Tokugawa Tsunayoshi và được người dân địa phương gọi là “chuông thời gian”.

Giờ mở cửa chùa Sensoji

Chùa Senso-ji (Asakusa Kannon Temple) ở Tokyo thường mở cửa từ 6h00-17h00 hàng ngày. Trong mùa đông, thời gian đóng cửa có thể là 16h30 chiều. Dưới đây là giờ mở cửa hoạt động của một số khu vực chính trong chùa.

Giờ mở cửa chùa Sensoji

Cổng Kaminarimon

Biểu tượng nổi tiếng của chùa Sensoji luôn mở cửa chào đón du khách 24/7. Bạn có thể thỏa sức chụp ảnh “sống ảo” với chiếc đèn lồng đỏ khổng lồ bất kể ngày đêm.

Chính Điện Kannondo

Nơi linh thiêng nhất của chùa. Chính Điện mở cửa từ 6h00-7h00 vào mùa hè (tháng 4-9) và từ 6h30-17h00 vào mùa đông (tháng 10-3). Đừng quên ghé thăm Chính Điện để cầu bình an và chiêm ngưỡng kiến trúc cổ kính độc đáo nhé.

Thiên đường mua sắm Nakamise

Với hàng trăm cửa hàng bày bán đủ loại quà lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ và đặc sản địa phương. Mỗi cửa hàng có giờ mở cửa riêng, thường từ 9h00-19h00. Hãy dành thời gian dạo bước trên con phố này để tìm kiếm những món quà ý nghĩa. Và thưởng thức những món ăn đường phố hấp dẫn bạn nhé.

Các lễ hội ở chùa Sensoji

Chùa Sensoji ở Tokyo là nơi tổ chức nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc. Thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương. Dưới đây là một số lễ hội nổi bật tại chùa:

Sanja Matsuri (Lễ hội Sanja)

Lễ hội sôi động nhất Tokyo Sanja Matsuri

Được tổ chức vào cuối tuần thứ ba của tháng 5, Sanja Matsuri là một trong những lễ hội lớn và sôi động nhất Tokyo. Lễ hội nhằm tôn vinh ba nhà sư đã sáng lập chùa Sensoji. Trong suốt ba ngày, hàng chục mikoshi (kiệu di động) được rước quanh khu vực Asakusa, với sự tham gia của hàng ngàn người.

Hozuki Ichi (Hội chợ Hoa Đèn)

Lễ hội truyền thống Hozuki Icho tại chùa Asakusa

Hozuki Ichi là một lễ hội truyền thống đặc sắc diễn ra vào ngày 9-10/7 hàng năm tại chùa Asakusa. Hội chợ này là dịp để người dân mua cây hoa đèn đỏ – biểu tượng của mùa hè Nhật Bản. Tương truyền, vào dịp này, một lời cầu nguyện tại chùa Sensoji sẽ có giá trị như 1.000 lời cầu nguyện khác trong năm. Lễ hội này nổi bật với các mặt hàng chính là những chiếc đèn lồng làm bằng quả dưa hấu (hozuki), được trang trí công phu và có màu sắc rực rỡ.

Asakusa Samba Carnival

Lễ hội Asakusa Samba Carnival kết hợp giữa văn hóa Nhật Bản và truyền thống Carnival của Brazil

Asakusa Samba Carnival mặc dù không phải một lễ hội truyền thống. Nhưng đây là một lễ hội sôi động và vui nhộn diễn ra hàng năm vào cuối tháng 8 tại khu vực Asakusa, Tokyo. Đây là một sự kiện đặc biệt kết hợp giữa văn hóa Nhật Bản và truyền thống Carnival của Brazil. 

Tại lễ hội các đội nhóm samba từ khắp nơi sẽ tham gia vào cuộc diễu hành với trang phục đầy màu sắc, kết hợp với âm nhạc sôi động và điệu nhảy cuốn hút. Đây là điểm nổi bật của lễ hội, tạo nên không khí vui tươi và sôi động.

Ngoài ra, khu vực lễ hội sẽ có nhiều gian hàng bán đồ ăn, đồ uống và quà lưu niệm. Tạo điều kiện cho du khách và người dân thưởng thức và mua sắm.

Setsubun

Lễ hội Setsubun đánh dấu sự chuyển giao từ mùa đông sang mùa xuân theo lịch Nhật Bản

Setsubun là một lễ hội truyền thống của Nhật Bản diễn ra vào ngày 3 hoặc 4/2. Đánh dấu sự chuyển giao từ mùa đông sang mùa xuân theo lịch Nhật Bản. Lễ hội này là một phần của phong tục gọi là “Risshun”. Được tổ chức để xua đuổi tà ma và cầu mong sự bình an và may mắn cho năm mới.

Một trong những hoạt động chính là “mămaki”. Nơi người ta ném đậu rang (lạc) ra ngoài cửa sổ hoặc xung quanh nhà để xua đuổi yêu ma và cầu chúc may mắn. Đôi khi, người ta cũng ném đậu vào người mặc trang phục quái vật (oni) để xua đuổi các tà ma.

Một điều thú vị trong lễ hội này là người Nhật cũng ăn số lượng hạt đậu tương ứng với tuổi của mình, cộng thêm một hạt nữa để cầu chúc sức khỏe và sự may mắn trong năm tới.

Những lễ hội tại chùa Sensoji không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo. Mà còn là dịp để người dân thể hiện sự gắn kết và bảo tồn văn hóa truyền thống của mình.

Cách di chuyển đến chùa Sensoji

Có ba cách được đề xuất để đến khu vực Asakusa: tàu điện, xe bus và xe bus nước. Du khách có thể di chuyển đến Chùa Sensoji trực tiếp từ một số khu du lịch lớn ở Tokyo như: Ueno, Shibuya và Ginza, cũng như từ Sân bay quốc tế Narita và Sân bay quốc tế Haneda. 

Đến Chùa Sensoji bằng tàu điện

Ga Asakusa là ga gần nhất với các điểm du lịch chính ở Tokyo, bao gồm cả Chùa Sensoji. Tuy nhiên, thực tế có đến bốn ga được đặt tên là ga Asakusa. Bao gồm: Ginza Line Asakusa Station, Toei Asakusa Line Asakusa Station (tàu Shinkansen), Tobu Asakusa Station, và Tsukuba Express Asakusa Station.

Tất cả các ga này đều được gọi chung là ga Asakusa. Ga Tsukuba Express Asakusa có tương đối xa vị trí Chùa Sensoji một chút, khoảng 10 phút đi bộ. Ba ga còn lại đều cách Chùa Sensoji chỉ từ 3 đến 5 phút đi bộ.

Để tiết kiệm và thuận tiện hơn, du khách đừng quên sử dụng thẻ JR Pass. Loại thẻ áp dụng cho phần lớn các tuyến đường sắt và xe bus địa phương do JR vận hành.

Đến Chùa Sensoji bằng xe bus

Có một số tuyến xe bus có sẵn xung quanh Asakusa như: Tobu Skytree Shuttle Bus, Toei Bus. Du khách có thể ghé qua Chùa Sensoji trên những chuyến xe bus ngắm cảnh thành phố như Hop-on Hop-off của Sky Hop Bus, Megurin Bus.

Đi Chùa Sensoji bằng xe bus nước

Xe bus nước là một cách tuyệt vời để khám phá Tokyo theo một góc nhìn hoàn toàn mới. Những chuyến xe bus này còn đưa du khách vào hành trình ngắm cảnh thú vị trên sông Sumida và vịnh Tokyo. Nơi kết nối Asakusa và Odaiba với nhiều điểm tham quan nổi tiếng.

Trải nghiệm du ngoạn trên sông nước, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Tokyo từ một góc nhìn khác biệt. Với những cây cầu cổ kính, những tòa nhà hiện đại và khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Mặc dù chi phí có thể cao hơn một chút so với các phương tiện công cộng khác. Nhưng những trải nghiệm và khung cảnh tuyệt vời mà xe bus nước mang lại chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy xứng đáng.

5/5 - (42 bình chọn)

Bài này đã được sửa đổi lần cuối vào 10/09/2024 11:24 chiều

Chia sẻ

Bài viết gần đây

Những nơi đẹp nhất để ngắm lá đỏ mùa thu ở Nhật Bản

Mùa thu ở Nhật Bản được cho là một trong hai mùa đẹp nhất ở… Đọc thêm

Say đắm sắc thu Kyoto

Trong nhiều thế kỷ, Kyoto đã bị phá hủy bởi nhiều cuộc chiến tranh và… Đọc thêm

Dự báo lịch ngắm lá đỏ Nhật Bản mùa thu 2024

Dự báo lịch lá đỏ Nhật Bản năm 2024 đang được cập nhật thêm. Vào… Đọc thêm

Đường mòn Kumano Kodo: Di sản văn hóa và hành trình tâm linh Nhật Bản

Nằm ẩn mình giữa thiên nhiên hùng vĩ của bán đảo Kii, Nhật Bản, Kumano… Đọc thêm

Fushimi Inari Taisha: Ngôi Đền Linh Thiêng Biểu Tượng Của Kyoto

Fushimi Inari Taisha, nằm ở phía nam thành phố Kyoto, là một trong những ngôi… Đọc thêm