Cẩm nang du lịch

Tắm suối nước nóng Onsen thế nào cho đúng?

Đi du lịch Nhật bản mà không tắm Onsen thì coi như …chưa đi. Tắm thôi mà, gì mà quan trọng hóa ghê vậy? Các bạn cứ thử rồi biết. Cảm giác ngâm onsen, nó khác hẳn với cảm giác mở vòi nước nóng xả bồn tắm và ngâm nhé – đó là cảm nhận của những ai đã từng.

Một ngày đi thăm quan mệt mỏi … về ngâm mình thư dãn 30 phút trong suối khoảng, cơ thể như bừng tỉnh, làm một cái gì đó, rồi đi ăn, rồi ngủ. Sáng mai dậy sảng khoải cứ gọi là… yomost.

Bạn sắp đi Nhật, đi tour phải ko, hãy thử nhé. Hầu hết các tour để sẽ bố trí ở ít nhất 1 khách sạn có onsen miễn phí. Khổ, tắm onsen là phải tắm tiên, trần truồng 100%, vậy sao nhờ guide hướng dẫn đây? Yên tâm nhé, bài viết này chính là guide cho bạn đây.

Tắm Onsen thế nào cho đúng?

Tác dụng tắm Onsen

Onsen là suối khoáng nóng (khoảng 25-60°C) hình thành chủ yếu từ vết tích núi lửa, chứa rất nhiều khoáng chất. Khi ngâm mình trong onsen, cơ thể giãn ra trong khoáng chất giúp giảm mệt mỏi và cũng khắc phục, hỗ trợ chữa bệnh, phổ biến như đau dây thần kinh, đau cơ, đau khớp, đau vai, tê cơ, căng cơ khớp, các vết bầm, bệnh đường tiêu hóa, bệnh trĩ, tuần hoàn kém.

Bạn hãy thử sau một ngày đi tour mệt mỏi, về phòng khách sạn lấy áo ngủ yukata, nhớ “phải trước, trái sau” tức đặt vạt áo phải trước, sau mới đặt vạt trái lên vạt phải (đừng làm ngược nhé, quan niệm ngược lại là dành cho người đã khuất), lên ngâm onsen 30-40 phút. Cơ thể như khỏe lại, đầy năng lượng.

Những lưu ý cơ bản khi tắm onsen

Nhưng tắm Onsen phải đúng quy trình … thì mới cảm nhận đầy đủ nét văn hóa (nhập gia tùy tục chứ), ý nghĩa và lợi ích thực sự của tắm onsen, cũng như tránh được những rủi ro (sốc nhiệt, tăng áp) các bạn nhé.

  • Vào đúng khu dành cho mình (Nam hay Nữ). Tắm onsen ở Nhật luôn có 2 khu riêng biệt, dành riêng cho Nam và Nữ. Ở Nhật kể cả không biết tiếng thì bạn cũng phân biệt rất đơn giản: cức khu Nam là màu xanh dương, khu Nữ là màu đỏ.  Lưu ý quy tắc này cũng áp dụng cho nhà vệ sinh.
  • Tuyệt đối tuân thủ quy trình. Quy trình tắm onsen vừa là văn hóa, nhưng cũng chính là để đạt hiệu quả tốt nhất từ việc tắm onsen.
  • Lắng nghe cơ thể. Mỗi người một cơ địa khác nhau, nên khả năng ngâm mình trong nước nóng cũng khác nhau. Nếu bạn ngâm một lúc mà thấy khó chịu quá thì nên lên, nhưng cũng phải lên từ từ, tránh sốc nhiệt. Đặc biệt lưu ý với những trường hợp sau: cảm thấy có vấn đề sức khỏe, có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp.
  • Tắm tiên hoàn toàn. Cái này khổ nhất với mấy bác nhà mình vì hoặc là ra vẻ lịch sự, hoặc sợ xấu hổ. Trời ơi, vào osen ai nấy lo tắm chứ nhòm ngó chi của nhau mà sợ to với chả nhỏ, sệ hay căng. Cái chính nhất của việc tắm tiên 100% là để giữ vệ sinh chung. Cứ tưởng tượng ông/bà nào cũng mặc quần, quấn khăn, mang theo đống ghét bẩn, vi khuẩn xuống bồn tắm thì ai còn dám ngâm nữa?
  • Không mang theo điện thoại, đồ uống, sách báo hay bất cứ thứ gì. Đây là nét văn hóa, tôn trọng mọi người; chưa kể đến việc môi trường nóng, hơi ẩm có thể làm hỏng đồ. Tuyệt đối không mang theo bất cứ thứ gì vào phòng tắm onsen.
  • Hãy tắm tráng, làm sạch bằng nước nóng trước khi xuống bồn ngâm. Giữ vệ sinh chung, và cũng để cơ thể quen dần với nước nóng, bạn hãy vào dãy ghế tắm, tắm sạch sẽ với xà phòng, dầu gội, và cho nước nóng dần lên. Ở khu tắm onsen nào cũng có một dãy cái ghế tắm, mỗi ô tắm sẽ có ghế ngồi, một vòi nóng lạnh, xà phòng, dầu gội, dầu xả đầy đủ. Bạn lưu ý cẩn thận chút tránh để nước bắn ra người bên cạnh. Lưu ý nữa là bạn cho nước nóng lên dần để cơ thể bạn quen dần, trước khi xuống ngâm suối nước nóng nhé (thường khoảng 40 độ)
  • Không bỏ khăn vào bồn tắm. Như đã lưu ý trên, giữ vệ sinh chung, tắm tiên hoàn toàn. Bạn có thể đưa theo khăn mặt để đặt lên đầu để giữ ấm (thường là các bác tóc ngắn), nhưng tuyệt đối không bỏ khăn vào bồn tắm.
  • Không nhảy nhót, bơi lội trong bể. Ngâm onsen là để thư giãn, nên bạn đừng làm phiên mọi người. Các bạn có đưa em bé đi tắm cùng thì cũng dặn con ko bơi lội trong bể.
  • Giữ yên lặng, đừng nói chuyện ầm ĩ làm phiền người khác.
  • Buộc tóc lên cao. Nếu tóc dài, bạn hãy buộc lên cao, đừng để tóc rơi ra làm bẩn bể.
  • Hãy để ý trẻ em đi cùng. Bể có thể nóng quá sức chịu đựng của bé. Cũng như lưu ý ko để bé làm phiền mọi người.
  • Xếp hàng, nhường nhịn khi ngâm bể. Nếu bể đông quá, bạn hãy chờ. Nếu bể còn chỗ bạn hãy co bớt chân lại nhường chỗ cho người khác.
  • Không nhuộm tóc, xịt keo. Không thực hiện xịt keo, nhuộm tóc trong khu vực onsen.
  • Đừng đi lại khi cơ thể còn ướt. Làm bẩn phòng, làm phiền mọi người, và có thể chính bạn trượt ngã.

Lưu ý: Nếu bạn có thấy ai đó không tuân thủ nguyên tắc tắm onsen trên đây thì đó chắc chắn là người ngoại quốc (thường Việt Nam hoặc Trung Quốc, hehe), bạn chớ có làm theo nhé.

Quy trình tắm onsen

  1. Chuẩn bị mặc gọn nhẹ, bỏ hết đồ ở phòng. Hãy chỉ mặc yukata, bỏ hết điện thoại, tiền bạc, sách vở ở nhà. Chỉ mang theo khăn tắm, khăn mặt và đồ mỏng để thay và đi dép (thường dùng dép khách sạn) xuống khu Onsen. Không cần mang theo dầu gội, sữa tắm đâu nhé, ở onsen có đầy đủ.
  2. Bỏ dép vào tủ giầy dép. Các khu onsen sẽ có khu để dép, cởi ra và để đó rồi đi vào. Bạn đừng có lo mất nhé, ở Nhật tuyệt đối an toàn, và tôn trọng.
  3. Bỏ đồ quý (nếu có mang theo) vào locker. Bỏ đồng hồ, điện thoại vào tủ có khóa, chủ yếu là để tránh nhầm lẫn thôi, chứ bạn cũng đừng lo mất.
  4. Cởi bỏ đồ giỏ đồ. Bước tiếp theo là bạn cởi đồ, bỏ khăn tắm vào giỏ đồ (thường cạnh locker), bạn có thể để luôn chìa khóa vào đó. Yên tâm đi, không có chuyện mất đồ đâu. Cởi sạch 100% bạn nhé. Bạn có thể mang theo khăn mặt nhỏ để lau khi tắm tráng, và để che đầu (KHÔNG nhúng khăn vào bể ngâm nhé)
  5. Tắm tráng ngồi nước nóng. Lưu ý tắm sạch sẽ hoàn toàn ở khu tắm (thường là tắm ngồi, từng ô một cho mỗi người). Ở đó có đủ sữa tắm, dầu gội. Nhớ là cho nước ấm dần lên để cơ thể quen dần.
  6. Ngâm bồn onsen. Bước xuống ngâm onsen phải ngâm từ từ, nhúng chân, xong cho ngập dần xuống hết vai, ko quá vội vàng làm cơ thể sốc. Thưởng mỗi khu onsen ở khách sạn có 2 bồn ngâm, bạn có thể ngâm trong phòng trước, xong rồi mới ra ngâm bể ngoài trời.
  7. Lên tắm lại shower nước lạnh. Khi thấy ngâm đủ bạn có thể đứng lên tắm lạnh (có một shower tắm đứng dùng chung ở đó). Bạn có thể tắm lạnh xong rồi xuống ngâm tiếp. Nếu thấy sốc nhiệt, bạn nên lên khỏi bồn, chờ 1 chút cho cơ thể mát dần, rồi mới tắm nước lạnh. Bạn cũng có thể vào lại khu tắm ngồi để tắm lại lần nữa.
  8. Bước ra giỏ, lấy khăn lau khô người.
  9. Sang khu vực vệ sinh, sấy tóc.
  10. Qua khu vực chung ngồi có quạt cho khô người, và uống nước bù nhiệt.
  11. Mặc quần áo, lấy dép và ra về.

Chúc bạn có được cảm giác thú vụ và sảng khoải với việc tắm onsen, cho chuyến du lịch nhật bản trọn vẹn ý nghĩa.

 

3.2/5 - (190 bình chọn)

Bài này đã được sửa đổi lần cuối vào 03/02/2023 1:45 chiều

Chia sẻ

Bài viết gần đây

Những nơi đẹp nhất để ngắm lá đỏ mùa thu ở Nhật Bản

Mùa thu ở Nhật Bản được cho là một trong hai mùa đẹp nhất ở… Đọc thêm

Say đắm sắc thu Kyoto

Trong nhiều thế kỷ, Kyoto đã bị phá hủy bởi nhiều cuộc chiến tranh và… Đọc thêm

Dự báo lịch ngắm lá đỏ Nhật Bản mùa thu 2024

Dự báo lịch lá đỏ Nhật Bản năm 2024 đang được cập nhật thêm. Vào… Đọc thêm

Đường mòn Kumano Kodo: Di sản văn hóa và hành trình tâm linh Nhật Bản

Nằm ẩn mình giữa thiên nhiên hùng vĩ của bán đảo Kii, Nhật Bản, Kumano… Đọc thêm

Fushimi Inari Taisha: Ngôi Đền Linh Thiêng Biểu Tượng Của Kyoto

Fushimi Inari Taisha, nằm ở phía nam thành phố Kyoto, là một trong những ngôi… Đọc thêm