Cẩm nang du lịch

Đổi tiền Nhật ở đâu? Có cần đổi tiền khi đi du lịch Nhật Bản?

Đổi tiền Nhật ở đâu? sang Nhật có đổi tiền Việt sang tiền Yên được ko? ở Nhật có dùng USD như ở một số nước không? trước khi đi nên đổi tiền Nhật hay là tiền USD? liệu có dùng thẻ tín dụng để thanh toán ở Nhật Bản không? Đó là những câu hỏi “đầu tiên – tiền đâu“, trước khi đi du lịch hay công tác Nhật bản.
Tất tật tần tân sẽ được tổng hợp trong bài viết sau đây trong bộ cẩm nang du lịch Nhật Bản.

Các mệnh giá Tiền Nhật

Đổi tiền khi đi du lịch Nhật Bản

Bài viết này chỉ giới hạn với những người đi du lịch Nhật Bản từ Việt Nam, chứ không đề cập đến các nước khác với đặc thù riêng. Ngoài ra thì những thông tin đưa ra có tính thời điểm, chúng tôi sẽ cố gắng cập nhật sớm nhất có thể nếu như có những quy định thay đổi sau này.

Có nhất thiết phải đổi tiền khi đi du lịch Nhật Bản?

Câu trả lởi là Có và Không? tùy thuộc vào nhu cầu của bạn, tùy thuộc vào việc tính toán của bạn (ý tôi là bạn có quan trọng việc chênh lệch tỷ giá, phí giao dịch thẻ hay không). Trước khi trả lời câu hỏi, chúng ta cần phải biết ở Nhật Bản người dân và du khách sử dụng những phương thức thanh toán nào?

Phương thức thanh toán ở Nhật Bản

Nhật Bản từng nổi tiếng với xã hội trao đổi, buôn bán bằng tiền mặt; tuy nhiên xu hướng này đang dần dần được thay đổi. Giờ đây, các phương thức thanh toán khác đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi hơn, bao gồm

  1. Tiền mặt ở Nhật Bản: vẫn là phương thức thanh toán ưa thích, đặc biệt với các giao dịch liên quan đến một số tiền nhỏ. Các khoản tiền mặt lớn vẫn dễ dàng được sử dụng và được chấp nhận tại Nhật Bản. Sẽ chẳng có gì là lạ khi sử dụng một tờ 10.000 ¥ để trả cho các mặt hàng chi phí thấp. Tiền mệnh giá nhỏ được sử dụng nhiều cho các khoản thanh toán được thực hiện như taxi, cửa hàng tiện ích, các điểm tham quan. Thẻ tín dụng ít khi được chấp nhận ở các thành phố nhỏ, vì vậy mà du khách được khuyến khích dùng tiền mặt khi đến thăm các khu vực nông thôn.
    Tiền mặt là cách tốt nhất để trả cho phí vào cửa tại các điểm tham quan du lịch, các nhà hàng nhỏ hay các cửa hàng nhỏ. Ngoài ra, du khách cũng nên chuẩn bị tiền xu, tiền lẻ trước khi sử dụng xe buýt và xe điện. Nếu bạn tính sử dụng xe buýt công cộng thường xuyên thì nên hãy nhớ đổi tiền lẻ hoặc tiền xu trước khi bạn bước lên xe, vì rất có thể lái xe cũng không mang nhiều tiền hơn, và thường là không chấp nhận tiền mặt mệnh giá trên 1000 yên. Một điều cần lưu ý nữa là: máy bán hàng tự động rất phổ biến ở Nhật bản, nhưng rất nhiều máy thường chấp nhận tiền mệnh giá 10, 50, 100 và 500 yên và 1.000 yên (chỉ có các máy mới hơn có thể chấp nhận 5.000 hay 10.000 yên).
  2.  Sử dụng Thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ ở Nhật: Việc sử dung thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Hiện nay, hầu hết các khách sạn, cửa hàng bách hóa, nhà hàng cao cấp, trung tâm thương mại và các cửa hàng bán lẻ lớn đều chấp nhận việc thanh toán bằng thẻ tín dụng. Ngoài ra, nhiều nhà ga, cửa hàng tiện lợi, siêu thị, nhà hàng và cửa hàng chuỗi cũng chấp nhận chúng. Tuy nhiên, như đã đề cấp, rất nhiều tiệm bán đồ, nhà hàng, quán ăn, quầy ở chợ đặc biệt là ở vùng nông thôn không chấp nhận thẻ tín dụng.
  3. Thẻ tích hợp IC ở Nhật Bản: Thẻ IC, ví dụ như Suica và Icoca , là một thẻ tích hợp để nạp tiền vào dùng thanh toán ở các máy đọc từ chấp nhận. Chủ yếu là một công cụ dùng để thanh toán vé xe buýt hay xe điện.

Chuẩn bị tiền khi đi du lịch Nhật Bản

Tùy mục đích, cũng như điều kiện của từng du khác để tiện cho việc phục vụ mua sắm, hay chi phí ăn ở để quyết định mang theo bao nhiêu?, tiền mặt hay thẻ tín dụng sẽ tốt hơn cho việc thanh toán?.

Bảng tỷ giá ngoại tệ ở máy đổi tiền tự động sân bay KIX

Như đã trao đổi ở trên, tiền mặt vẫn là phương tiện lưu thông chính ở Nhật bản, và chỉ chấp nhận tiền Yên Nhật, ngoại tệ (bao gồm cả USD) nói chung không được chấp nhận từ bên ngoài các sân bay quốc tế. Vậy nên lời khuyên hầu như dành cho tất cả các quý khách là hãy đổi tiền Nhật trước khi đi du lịch. Tất nhiên, nếu bạn đi nghỉ dưỡng khách sạn 5*, và cũng chẳng có nhu cầu mua sắm lang thanh dọc đường thì thẻ tín dụng có lẽ là đủ. Sau đây là những kinh nghiệm khi đổi tiền Nhật.

  1. Đổi tiền Yên Nhật từ Việt Nam cho chi tiêu cơ bản: Nên đổi tiền VND sang tiền Yên ở Việt Nam đủ để chi phí cơ bản, như vậy sẽ đỡ mất tỷ giá chuyển đổi hơn là đổi USD/EUR, xong mang qua Nhật lại phải đổi qua Yên Nhật;
  2. Đổi tiền Nhật ở những địa điểm vừa được giá, nhưng cũng vừa an toàn;
  3. Đổi tiền lẻ, tiền xu: dùng thanh toán những mặt hàng nhỏ, xe bus, hay mua hàng tự động (ở Nhật rất nhiều máy bán hàng tự đông)
  4. Đổi/cầm theo tiền đô USD/EUR dự phòng: Bạn đổi/cẩm theo một khoản USD/EUR dự phòng cho những chi tiêu phát sinh. Số tiền này sẽ đổi qua Yên Nhật ở bên Nhật khi cần thiết. Tại sao không mang luôn VND, đơn giản là vì VND không đổi được Nhật Bản (chính thống);
  5. Mang theo thẻ tín dụng: là giải pháp tiên lợi, gọn nhẹ nhất, tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng không phải ở đâu cũng chấp nhận thẻ tín dụng & thêm nữa là bạn sẽ phải mất một khoản chi phí giao dịch theo quy định.

Đổi tiền Nhật ở đâu?

Đổi tiền từ Việt Nam

Đúng thủ tục thì bạn ra ngân hàng, với các giấy tờ đầy đủ chứng minh chuyến đi Nhật bản của bạn, bao gồm vé máy bay, booking khách sạn hay hợp đồng với công ty du lịch, … Hơi phức tạp chút. Nếu muốn đơn giản thì mọi người ra các tiệm vàng đổi cho đơn giản. Nếu bạn đổi nhiều thì có thể gọi điện thoại họ sẽ tới nhà nhé.

Đầu Hà Nội đổi tiền yên Nhật ở đâu: Thằng tiến phố Hà Trung nhé, nhiều tiệm vàng trên đó có dịch vụ đổi tiền, giá thị trường. Nếu cần số ĐT liên lạc, có thể ping hỏi nhatbanaz nhé.

Đầu Sài Gòn đồi tiền yên Nhật ở đâu: Có rất nhiều tiệm vàng rải rác các quận, nhưng tập trung chủ yếu ở đường Lê Thánh Tôn, Q.1, và đường Lê Văn Sỹ, Q.3.

Đổi tiền Yên ở Nhật Bản

Lời khuyên ở trên là “bạn nên đổi tiền Nhật ở Việt Nam“, tuy nhiên nếu bạn lỡ không kịp đổi tiền Nhật ở Việt Nam, hoặc phát sinh chi phí thêm thì cũng có thể đổi tiền Yên ở Nhật, theo các kênh sau.

  1. Các máy đổi tiền tự động ở Sân Bay: Đất nước của máy tự động này, tất nhiên phải có máy đổi tiền tự động. Khi đến sân bay, bạn có thể đổi trực tiếp rất dễ dàng; cũng như lỡ tiêu tiền Yên không hết, khi quay về bạn cũng có thể đổi qua ngoại tệ phổ biến khác như USD/EUR.
    Máy đổi tiền Yên Nhật tại sân bay quốc tế Kansai
  2. Đổi tiền tại các quầy đổi và ngân hàng: Cũng tương tự như đổi tiền ở máy tự động thôi, chỉ có điều là bạn được hỗ trợ hơn, nhưng thủ tục cũng mất nhiều thời gian hơn, bạn phải mang theo hộ chiều và ký tá. Nói chung là những ai ngại “giao tiếp với máy tự động” thì chọn phương án này cho chắc ăn. Bạn có thể tìm thấy quầy đổi tiền ở khách sạn và các trung tâm thương mại lớn hay ở bưu điện.
  3. Đổi tiền cho hướng dẫn viên, tour guide: Chỉ là giải pháp tình thế thôi, vì thực ra hướng dẫn viên không phải lúc nào cũng chủ động khoản tiền đủ để đổi cho quý khách.

Tiền tệ Nhật Bản

(Dành cho những ai quan tâm đến tiền tệ Nhật bản)

Tiền tệ lưu thông trên thị trường của Nhật Bản là đồng yên (円, yen) với mã ký hiệu là ¥1. Tiền giấy có các mệnh giá 1.000 yên, 2.000 yên , 5.000 yên và 10.000 yên. Tiền xu có các đồng xu: 500 yên, 100 yên, 50 yên, 10 yên, 5 yên, 1 yên. Chúng tôi cung cấp cho bạn vài thông tin thú vị đọc cho vui.

2000 yên được lưu thông với một số lượng rất nhỏ trên thị trường

Bạn có biết vì sao tờ 2000 yên rất hiếm, ít khi xuất hiện trên thị trường? Đồng tiền này mới được phát hành lại vào năm 2000 để kỷ niệm thiên niên kỷ, và người Nhật đã đưa vào những công nghệ chống giả hiện đại nhất, nhưng cũng chính vì vậy mà rất nhiều máy bán hàng có từ trước đã không chấp nhận, quy luật tẩy chay hoàn toàn tự nhiên (phải lưu ý là ở Nhật bản có rất rất nhiều các máy bán hàng tự động). Lý do rất “lãng nhách” phải không ạ? cận thận như người Nhật mà cũng quên tính mất yếu tố đơn giản như vậy.

Vì sao người Nhật không ghi số 5 trên xu 5 yên? Người Nhật quan niệm đồng 5 yên (có lẽ là bởi phát âm nó giống Gô en, có nghĩa là “xe duyên”), nếu bỏ đồng 5 yên từ lương tháng đầu tiên của bạn vào ví thì chắc chắn sẽ không bao giờ lo sơ chuyện tiền bạc. Có lẽ chính vì vậy mà người Nhật muốn làm nó đặc biệt hơn.

Một điểm lưu ý nữa trong các nói hàng ngày, người Nhật có thể dùng “man” để chỉ 10 nghìn (nói 1 man tức là 10k yên), tương tự đơn vị phát âm khác là “sên” để chỉ 1 nghìn (1 sên tức là 1k yên)

3/5 - (177 bình chọn)

Bài này đã được sửa đổi lần cuối vào 26/07/2023 5:09 chiều

Chia sẻ

Bài viết gần đây

[Hoa Anh Đào Sớm] Tour Nhật Bản 6N5Đ Osaka-Tokyo | HN bay VJ

Tour du lịch Nhật Bản hoa anh đào sớm 6N5Đ từ Hà Nội bay Vietjet… Đọc thêm

[Mùa Lá Đỏ] Tour Nhật Bản 6N5Đ Osaka-Tokyo | Hà Nội bay VNA (KIX.HND)

Tour Nhật ngắm lá đỏ 6 ngày 5 đêm khởi hành từ Hà Nội. Cung… Đọc thêm

[Tết Dương] Tour trượt tuyết Hokkaido 5 ngày 6 đêm | TP. HCM Bay JL

Tour trượt tuyết mùa đông Hokkaido 5 ngày 6 đêm đón giao thừa và năm… Đọc thêm

[Mùa Lá Đỏ] Tour Nhật Bản 5N5Đ Tokyo-Osaka | TP.HCM bay VNA

Tour Nhật Bản mùa lá đỏ 5 ngày 5 đêm | Khởi hành từ TP.HCM | Bay VietNam Airlines | Giá… Đọc thêm

[Tết] Tour Nhật trượt tuyết, cung vàng Tokyo-Osaka 5N5Đ | Tp. HCM, bay VJ

Tour Tết du lịch Nhật Bản trượt tuyết là một lựa chọn tuyệt vời cho… Đọc thêm