Điều kiện bảo lãnh người thân, bạn bè sang Nhật là mối quan tâm của rất nhiều người xa quê cũng như những người ở Việt Nam đang muốn sang thăm người thân, bạn bè nơi đất khách. Bảo lãnh người thân, bạn bè được chia làm 2 loại đó là Visa thăm thân và Visa đoàn tụ. Bài viết của NhatbanAZ sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về quy trình xin visa ngắn ngày dưới dạng thăm thân ở Nhật.
Bảo lãnh người thân sang Nhật với visa thăm thân
Thời hạn visa
Loại visa này có thời hạn trong vòng 3 tháng đến 5 năm.
Thời gian lưu trú tối đa cho mỗi lần nhập cảnh: 30 ngày.
Đối tượng có thể bảo lãnh người thân sang Nhật
Những đối tượng sở hữu các loại visa sau đây sẽ được chính phủ Nhật Bản cấp phép bảo lãnh thăm thân, bao gồm: Visa giáo sư, nghệ thuật, tôn giáo, truyền thông báo chí, đầu tư – kinh doanh, nghiệp vụ luật – kế toán, y tế, nghiên cứu, giáo dục, kỹ thuật, quốc tế, nhân văn, chuyển trụ sở công tác, kỹ năng, văn hóa nghệ thuật và du học.
Đặc biệt người có quốc tịch Nhật Bản hoặc có visa vĩnh trú rồi thì mời bạn bè, người thân sang du lịch vô cùng dễ. Thậm trí có thể mời vợ/chồng, con cái người Việt sang cư trú tại Nhật. Nhưng sẽ cần làm 1 số thủ tục.
Đối tượng được bảo lãnh sang Nhật
Những người có mối quan hệ huyết thống và hôn nhân trong vòng 3 đời đối với người bảo lãnh. Bao gồm: Bố mẹ ruột, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng, vợ chồng, anh chị em ruột, con ruột, họ hàng…
Bạn bè thân thiết của người bảo lãnh (chứng minh được mối quan hệ).
Một người có thể mời được nhiều người sang cùng 1 lúc
Điều kiện bảo lãnh người thân, bạn bè sang Nhật
Người bảo lãnh phải có visa dài hạn hợp pháp tại Nhật Bản (những loại visa kể trên). Đối với người được bảo lãnh, hộ chiếu phải còn hiệu lực và phải đảm bảo tư cách quay trở lại Việt Nam hoặc tái nhập cảnh quốc gia đang lưu trú.
Người bảo lãnh cần chứng minh được khả năng tài chính, với mức thu nhập từ 18 vạn JPY/năm. Nếu là du học sinh bảo lãnh cần chứng minh số dư 6 tháng tới đủ chi trả chi phí sinh hoạt và có thời gian lưu trú tại Nhật tối thiểu 1 năm. Điều kiện này được đưa ra nhằm mục đích hỗ trợ người được bảo lãnh trong suốt thời gian lưu trú tại Nhật Bản.
Khi được bảo lãnh sang du lịch hay sang thăm gia đình, người được bảo lãnh không được làm việc. Chi phí du lịch do người bảo lãnh hoặc tự bản thân chi trả.
Thủ tục làm visa bảo lãnh người thân, bạn bè sang Nhật
Dưới đây là một số giấy tờ mà người bảo lãnh tại Nhật Bản và người được bảo lãnh tại Việt Nam cần chuẩn bị:
THỦ TỤC LÀM VISA BẢO LÃNH NGƯỜI THÂN, BẠN BÈ SANG NHẬT
Thực hiện
Hồ sơ chuẩn bị
Ghi chú
Người bảo lãnh tại Nhật Bản chuẩn bị
Thư mời
1 bản gốc
Thư bảo lãnh (nếu người bên Nhật chi trả chi phí cho chuyến đi)
Xác nhận vé máy bay theo lịch trình (không cần xuất vé)
1 bản photo
Người được bảo lãnh chuẩn bị
Hộ chiếu gốc
1 bản gốc
Tờ khai xin visa (ký và ghi rõ họ tên vào mục Signature of Application trang 2)
1 bản gốc
ẢNh 3,5×4,5 nền trắng
2 ảnh
Chứng minh quan hệ nhân thân (sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn…)
1 bản sao công chứng
Giấy tờ chứng minh nghề nghiệp (nếu có)
1 bản sao công chứng
Giấy tờ xác nhận số dư tài khoản ngân hàng (nếu tự chi trả chi phí chuyến đi)
1 bản gốc
Xác nhận sổ tiết kiệm (nếu có)
2 bản gốc
Người bảo lãnh bên Nhật cần gửi hồ sơ đã chuẩn bị về Việt Nam cho người thân, để họ nộp lên Đại sứ quán/Lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam.
Người được bảo lãnh (cần xin visa) đến Đại sứ quán (tại Hà Nội), hoặc Lãnh sự quán (Thành phố Hồ Chí Minh) để nộp hồ sơ và phỏng vấn (nếu cần).
Thời gian xét duyệt kéo dài từ 5-7 ngày làm việc của Đại sứ quán/Lãnh sự quán (không tính thứ 7, Chủ Nhật). Nếu cần bổ sung thêm hồ sơ hoặc có vấn đề phát sinh, thời gian làm việc có thể lâu hơn.
Bảo lãnh người thân sang Nhật Bản với visa đoàn tụ
Thời hạn visa
Thời hạn visa có thể bằng với thời hạn visa của người bảo lãnh.
Đối tượng
Đối tượng có thể bảo lãnh người thân sang Nhật: Những người đang có tư cách lưu trú tại Nhật như visa lao động, du học… có thể bảo lãnh.
Đối tượng được bảo lãnh: Bao gồm vợ/chồng đã đăng ký kết hôn, con cái (bao gồm cả con ruột và con nuôi trên giấy tờ hợp pháp) của những người có thể bảo lãnh.
Lưu ý: Bố mẹ và anh, chị, em không được bảo lãnh theo diện visa đoàn tụ (mà cần bảo lãnh theo diện visa thăm thân).
Điều kiện bản lãnh
Chứng minh đủ điều kiện kinh tế để nuôi được người mình sẽ bảo lãnh.
Người bảo lãnh có visa lao động nhưng chậm đóng thuế hoặc có thu nhập dưới 18 vạn JPY/năm thì khả năng xin visa rất thấp.
Người bảo lãnh có visa du học cần chuẩn bị sẵn số dư trong tài khoản ngân hàng để chứng minh có thể chi trả chi phí trong vòng 6 tháng cho người được bảo lãnh. Đối với trường hợp du học sinh có học bổng, giấy tờ chứng minh khoản học bổng được nhận định kỳ hàng tháng cũng rất hữu ích và cần thiết cho người được bảo lãnh.
Thủ tục bảo lãnh vợ/chồng, con cái sang Nhật
Người bảo lãnh (bên Nhật) cần chuẩn bị
Người bảo lãnh bên Nhật cần xin cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản.
Sau quá trình thẩm định hồ sơ, nếu hồ sơ được chấp nhận, người bảo lãnh sẽ nhận được giấy chứng nhận tư cách lưu trú do Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản gửi về địa chỉ.
Khi đã nhận được giấy xác nhận, người bảo lãnh cần gửi giấy chứng nhận này về cho người được bảo lãnh ở Việt Nam để tiếp tục làm hồ sơ.
Người được bảo lãnh cần chuẩn bị
Người được bảo lãnh cần nộp đơn xin visa, cùng giấy chứng nhận tư cách lưu trú (do bên Nhật gửi về) và một số giấy tờ cần thiết khác được liệt kê trong bảng sau đây tại Đại sứ quán (ở Hà Nội) hoặc Lãnh sự quán (ở Thành phố Hồ Chí Minh).
HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ BẢO LÃNH THEO DIỆN VISA ĐOÀN TỤ
STT
Bảo lãnh con cái
Bảo lãnh vợ/chồng
1
Hộ chiếu gốc ký tên và 1 bản photo mặt hộ chiếu
Hộ chiếu gốc ký tên và 1 bản photo mặt hộ chiếu
2
Ảnh 4,5×4,5 nền trắng
Ảnh 4,5×4,5 nền trắng
3
1 COE gốc và 1 bản COE photo
1 COE gốc và 1 bản COE photo
4
Giấy khai sinh photo công chứng
Đăng ký kết hôn photo công chứng
5
Tờ khai xin cấp visa ký và ghi rõ họ tên con; tên bố hoặc mẹ ký bên cạnh
Tờ khai xin cấp visa, ký và ghi rõ họ tên
6
Đơn giải trình viết tiếng Nhật được đóng dấu, kỹ và ghi rõ họ tên
Đơn giải trình viết tiếng Nhật đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên
7
Bản photo 2 mặt thẻ ngoại kiều và mặt hộ chiếu của người bảo lãnh
Bản photo 2 mặt thẻ ngoại kiều và mặt hộ chiếu của người bảo lãnh
8
COE quá hạn 3 tháng cần bổ sung thêm đơn vẫn bảo lãnh người nhà sang ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu
COE quá hạn 3 tháng bổ sung thêm đơn vẫn bảo lãnh người nhà sang ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu
Lưu ý với các visa thăm thân, visa đoàn tụ Nhật bản
Các hoạt động tại Nhật: Người có visa đoàn tụ gia đình có thể hoạt động sinh hoạt bình thường, đi học tại các trường tiếng, semon, đại học… nhưng không được lao động kiếm tiền khi chưa đăng ký hoạt động ngoài tư cách lưu trú với cục xuất nhập cảnh địa phương.
Làm thêm sau khi có sang Nhật: Sau khi hoàn tất thủ tục, visa của người được bảo lãnh theo diện visa đoàn tụ sẽ được đóng 1 con dấu cho phép đi làm thêm dưới 28h/tuần vào sau thẻ cư trú và có thể đi làm thêm hợp pháp. Nhưng chỉ được làm đúng số giờ quy định, nếu làm quá thời gian quy định mà bị sự truy quét của cảnh sát Nhật nhất định bạn sẽ bị xử phạt và trục xuất khỏi Nhật Bản.
Trường hợp có visa vĩnh trú hoặc quốc tịch Nhật Bản: Nếu bảo lãnh có visa vĩnh trú hoặc người có quốc tịch Nhật thì vợ chồng có thể đi làm không giới hạn và cũng không cần đăng ký với cục xuất nhập cảnh.
Xin visa thăm thân mất bao lâu? Chi phí thế nào? Thủ tục ra sao? Nếu bạn đang vướng mắc những vấn đề trên hoặc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến thủ tục visa đi Nhật hãy liên hệ với NhatbanAZ qua hotline 098.898.0239 để được hỗ trợ tốt nhất nhé!