Ẩm thực

Sốc với văn hóa ẩm thực Nhật Bản Shokunin

sushi nhật bản
Không ít du khách Việt Nam khi đi ăn ở nhà hàng Nhật bực dọc vì việc “sao không đặt được món khác”, “sao phải chờ lâu thế?”, tôi trả tiền tôi có quyền chứ. Như vậy chưa có gì là kinh khủng. Hãy xem du khách đã từng sốc như thế nào nhé, có những khách đã bị nhà hàng đuổi thẳng chỉ vì …ăn không đúng.

Biến khỏi đây ngay!
Chuyện kể rằng, có một người Trung Quốc ở Nhật mời hai bạn mình từ quê nhà qua chơi, dùng bữa trưa tại nhà hàng Sushi tự chọn. Biết là lần đầu sang nên anh đã hướng dẫn về cách phục vụ, rồi các loại sushi. Ăn được một lúc, bỗng một tiếng quát xé tan bầu không khí yên lặng “Nếu như các anh ăn kiểu như vậy, thì đừng tới đây. Ra khỏi đây ngay!”. Người Trung Quốc đó mới ngó sang 2 anh bạn thì phát hiện ra rằng, họ đã tách phần cá/thịt và phần cơm của sushi ra thành 2 đĩa, ăn như sashimi. Đó là lý do khiến Đầu bếp của nhà hàng tức giận. “Nhập gia thì phải tùy tục” – tất nhiên, nhưng với trường hợp này thì quả là một cú sốc. Chúng ta đều nghe rằng, nước Nhật đặc biệt coi trọng khách hàng là thượng đế, vậy sao lại xảy ra tình huống như thế này? Thậm chí giả định là Đầu bếp có chuyện không vui, thì cũng không thế đến mức quát tháo và đuổi khách hàng như vậy!
Khách hàng có là Thượng đế?
Trên một gameshow truyền hình Nhật về Pháp luật, có 4 luật sư được mời để phân xử tình huống thực tế. Có một tình huống như sau. Chủ một tiệm Ramen đưa ra một quy định: tất cả các khách hàng phải thử nước dùng trước, rồi mới ăn mỳ sau. Trong một lần, có khách hàng đến tiệm mỳ Ramen, anh ta đã ăn mỳ trước, ngay lập tức bị đuổi khỏi tiệm. Khách hàng đã khởi kiện ông chủ cửa hàng. Ý kiến của 4 vị luật sư là: huề, 2 người ủng hộ chủ tiệm; 2 người ủng hộ khách hàng. Về mặt pháp lý không bàn, mà hãy bàn về tu duy rất bình thường. Tại sao chủ tiệm lại cứ phải bắt khách hàng thử nước dùng trước, trong khi anh ấy muốn ăn mỳ trước, và thậm chí đến mức xúc phạm cả khách hàng, vậy thì đâu còn “khách hàng là thượng đế?” Văn hóa thể hiện ở đây chính là Shokunin: người chủ tiệm không chỉ vào vai của một người bán hàng, mà còn là một nghệ nhân. Nếu là một người bán hàng thì tất nhiên là phục vụ khách hàng hết mình để được trả tiền. Nhưng là một nghệ nhân, nên nhiệm vụ ông đặt ra cho mình là đem lại sự thưởng thức đỉnh cao nhất cho khách hàng với sáng phẩm do ông sáng tạo. Để đạt được sự thưởng thức đỉnh cao, khách hàng bắt buộc phải nếm nước dùng trước khi ăn mỳ. Như vậy là chỉ những người chấp nhận quy tắc đó thì mới là khách hàng của tiệm, và tất nhiên họ vẫn là thượng đế; còn không thì thôi, xin mời ra ngay.
(Nguồn: nippon-com)
5/5 - (32 bình chọn)

Bài này đã được sửa đổi lần cuối vào 29/03/2017 5:35 chiều

Chia sẻ

Bài viết gần đây

Ngôn ngữ các loài hoa mùa thu Nhật Bản

Các loài hoa mùa thu Nhật Bản mang đến vẻ đẹp độc đáo, từ loài… Đọc thêm

Kinkaku-ji: Vẻ Đẹp Thanh Bình Của Chùa Vàng Kyoto

Kinkaku-ji (Kim Các Tự), hay còn được gọi là "Chùa Vàng," là một ngôi đền… Đọc thêm

Những nơi đẹp nhất để ngắm lá đỏ mùa thu ở Nhật Bản

Mùa thu ở Nhật Bản được cho là một trong hai mùa đẹp nhất ở… Đọc thêm

Say đắm sắc thu Kyoto

Trong nhiều thế kỷ, Kyoto đã bị phá hủy bởi nhiều cuộc chiến tranh và… Đọc thêm