Chuyện ăn uống khi đi du lịch có lẽ là chuyện quan trọng nhất cần lưu ý. Đặc biệt du lịch Nhật Bản, nơi ăn uống là khoa học, là văn hóa, là nghệ thuật. Ăn đúng cách để thưởng thức đúng vị đặc sản, để tôn trọng văn hóa nước bạn, để thể hiện sự hiểu biết nguyên tắc xã giao.
Hãy xem những điểm khác biệt giữa văn hóa Nhật Bản và Việt Nam dưới đây.
Đầu tiên phải nói đến sự khác biệt lớn nhất, đó là với Việt Nam thì phải “mâm cao cỗ đầy“; nên vài du khách sang Nhật Bản ban đầu sẽ có cảm giác “đói con mắt“, nhắn tin về cho bạn bè: trời ơi, đi du lịch gì đâu mà chúng nó keo như quỷ, cho ăn có tý xíu. Đặc biệt nếu là tour du lịch mời đối tác, bạn bè thì đôi lúc trưởng đoàn nổi cáu lên với hướng dẫn viên: em bảo nhà hàng có gì mang hết lên đây cho anh.
Nhật Bản ăn uống rất khoa học. Món nào ra món đó, đưa ra từ từ, ăn theo thứ tự để thưởng thức ngon mà không lẫn vị. Mỗi món một chút xíu, nhưng nhà hàng họ đã tính đủ calo, đủ dưỡng chất. Du khách ăn xong mới thấy: ối trời ơi, no quá.
Nhìn chung là vậy. Tất nhiên là họ cũng có những món nướng lẩu, có những món ăn “thả ga”.
Trừ những nhà hàng lẩu, nướng; một ít nhà hàng Alacarte; còn thì cơ bản vào nhà hàng hãy gọi đúng trong menu. Du khách có gọi ngoài menu không những nhà hàng không phục vụ, mà đó còn là thể hiện sự thiếu tôn trọng đầu bếp nhà hàng. Món ăn của nhà hàng là sản phẩm sáng tạo của đầu bếp.
Có một số đoàn khách VIP sang Nhật Bản, cũng quen kiểu như Việt Nam, thấy bảo ngày mai đi ăn đặc sản Bò Kobe là gọi tour guide ra: mai bảo chuẩn bị cho anh thêm món pín hầm và lòng xào nhé. Chịu.
Mỗi món ăn của Nhật có cách thưởng thức riêng. Phải đúng cách thì mới cảm nhận hết cái tinh túy của ẩm thực. Thậm chí một số nhà hàng ra quy định luôn: nếu ăn sai cách, nhà hàng có quyền mời ra, từ chối phục vụ.
Nghe đến món súp, món nước thì ta nghĩ phải dùng thìa. Nhưng với misa thì cứ cầm cả chén mà húp như uống nước ở cốc nhé, không ai dùng thìa cả. Nếu còn đọng lại rong biển hay cả, rau gì đó thì sẽ dùng đũa gắp.
Khác với Việt Nam phải nhỏ nhẹ. Qua Nhật nếu ăn mì Ramen hay Soba, bạn thoải mái húp xì xụp nhé. Người Nhật coi việc đó là bình thường, ăn mỳ như vậy mới ngon.
Điểm này thì Việt Nam có kẽ khách với nhiều nước, trong đó có Nhật Bản. Lạ vậy đó, ở Việt Nam nghèo, nhưng ăn uống luôn để thừa bứa, càng nghèo càng thừa. Ở Nhật Bản, cũng như các nước phát triển khác, xem việc ăn hết thức ăn mới là văn minh, là tiết kiệm, là tôn trọng đầu bếp, tôn trọng người làm nên sản phẩm. Vậy nên bạn đừng có trừ “miếng lịch sự”, hay chừa nước phở như ở Việt Nam nhé.
Sau khi ăn các món ăn truyền thống Nhật, thường có rất nhiều chén đĩa, các bạn cố gắng để đĩa chén, thìa nĩa đúng vị trí ban đầu khi được soạn ra. Đó là quy tắc bất thành văn.
Cả Việt Nam và Nhật Bản đều rất quan trọng việc “ngồi xem hướng”. Tuy nhiên quan niệm cũng rất khác nhau.
Điểm này cơ bản thì không khác Việt Nam là mấy. Có chăng là Nhật Bản quan trọng hơn hành vi khi ngồi ăn.
Không cắm đũa lên bát cơm vì điều này chỉ làm cho người chết mà thôi (cũng giống văn hóa Việt Nam).
Không gắp chuyển thức ăn giữa các đũa. Điều này cực kỳ kiêng kỵ, bởi nó liên quan đến truyền thống gắp xương người chết. Ngoài ra thì đó cũng là vấn đề vệ sinh. Nếu bạn thực sự cần gắp thức ăn cho ai đó, hãy quay đầu đũa, và gắp vào đĩa/chén.
Hy vọng kiến thức bổ ích về văn hóa ăn uống sẽ giúp bạn có được chuyến du lịch Nhật Bản mĩ mãn.
Bài này đã được sửa đổi lần cuối vào 11/09/2024 4:35 chiều
Tour hoa anh đào Nhật Bản 5N4Đ từ Hà Nội bay VietNam Airlines. Cung đường Tokyo… Đọc thêm
Mùa xuân đến, đất nước Nhật Bản được thay màu áo bởi sắc hoa anh… Đọc thêm
Mùa xuân đến, đất nước Nhật Bản được thay màu áo bởi sắc hoa anh… Đọc thêm
Mùa xuân đến, đất nước Nhật Bản được thay màu áo bởi sắc hoa anh… Đọc thêm
Du lịch Nhật Bản tháng 3, chuyến hành trình được mong chờ nhất trong năm.… Đọc thêm
Tour hoa anh đào Nhật Bản 6N5Đ từ Hà Nội bay VietNam Airlines. Cung đường… Đọc thêm
Trang web nà y sỠdụng cookie.