Karatedo: Xu hướng mới của võ thuật hiện đại

Võ thuật và Võ Đạo 979 lượt xem

Thời hồng hoang nguyên thủy, khi còn săn bắt hái lượm con người cũng đã biết võ thuật để sinh tồn. Ngày nay, mọi người trên thế giới vẫn nghĩ về Okinawa – một hòn đảo lớn nhất của quần đảo Ryukyu là đất tổ của Karatedo (Không Thủ Đạo). Karatedo đạo võ đặc trưng cho con người Nhật, đó là điều không phải bàn cãi nhưng mấy ai biết rằng Karate không phải có nguồn gốc xuất phát từ nguồn gốc nước Nhật.

Karatedo: Xu hướng mới của võ thuật hiện đại

1. Lịch sử vùng Okinawa

Karete-Do xuất phát từ vùng Okinawa của Nhật. Ngày xưa vùng đất này vốn không phải thuộc Nhật Bản mà là 1 quốc gia tự trị có tên Vương quốc Ryukyu và thân thiết Trung Hoa .Năm 1872, Nhật Bản biến Vương quốc Ryukyu thành một thuộc địa của mình và gọi là Okinawa bắt chấp sự phản đối của Trung Quốc. Năm 1879, Okinawa trở thành một tỉnh của Nhật Bản. Vương quốc Ryukyu hoàn toàn diệt vong.

Vị trí địa lí vùng Okinawa

2-Kế thừa – Phát triển : Thành công

Do ảnh hướng của Trung Quốc tới hòn đảo này lớn hơn nên nền văn hóa của Trung Quốc đã xâm nhập vào Okinawa từ rất sớm và trong đó có môn võ Thiếu Lâm. Theo sử sách ghi lại môn quyền thuật này có thể đã được truyền bá vào Okinawa từ thời nha Đường (từ năm 618 đến năm 906 sau Công nguyên). Đây là môn võ luyện tập chiến đấu bằng tay không được người Okinawa rất hâm mộ, tích cực hưởng ứng tham gia tập luyện và được gọi với tên mới là TODE


Tới năm 1692, các võ sư trên một mặt trận thống nhất chống kẻ thù đã đổi tên môn võ này thành Okinawa- te. “Te “ có nghĩa là tay, còn Okinawa có nghĩa là môn võ của Okinawa và người Okinawa đã sử dụng chính môn võ này để chống lại kẻ thù.
Trải qua suốt một thời gian dài, mãi đến năm 1903 môn Okinawa- te mới được Nhật công nhận và được phép đưa vào giảng dạy trong các trường học ở Okinawa. Lúc này Okinawa- te đã được đổi tên thành Karate Jutsu. Kara là tiếng Hán chỉ nhà Đường, Te là tiếng Okinawa chỉ tay, còn Jutsu là tiếng Nhật có nghĩa là nghệ thuật. Như vậy danh từ Karate Jutsu đã mang tính kết hợp của cả ba nền văn hóa: Trung Quốc – Okinawa – Nhật bản và tên gọi này vẫn mang hàm ý gợi lại về cội nguồn xuất xứ của môn võ thuật này.
Karate Jutsu đã phát triển rất nhanh ở Nhật và vào năm 1932 môn võ này đã được đưa vào giảng dạy ở các trường học, đồng thời tên gọi Karate Jutsu đã được rút gọn thành Karate-do. Như vậy người Nhật đã biến Karate thành môn võ của mình và kẻ từ đó đã cải tiến môn võ này theo nguyên tắc khoa học, đơn giản và dễ tập
Trong karate hiện đại chia làm 3 phần :
• Kỹ thuật cơ bản “kihon”
• Quyền thế “ kata”
• Thực chiến “ kumite”
1. Kihon : Các kỹ thuật cơ bản của tay chân
Chỉ đơn giản là một đòn đấm nhưng cũng cần phải học rất nhiều điểm tiếp xúc, lực ra đòn và quan trọng hơn là học cách “Đang giận dữ thì hãy hạ thấp nắm đấm, nếu vung nắm đấm thì hãy kiềm chế cơn giận dữ”
2. Kata : Quyền pháp
Những bài quyền được đúc kết từ các trận đánh của các vị tiền bối, học quyền cũng như học cách chiến đấu. Để tập luyện thành thục và thực hiện được một bài quyền, người tập sẽ phải trải qua một trận đánh thực sự thì mới có thể cảm nhận được cái hay của bài quyền .
3. Kumite : Thực chiến
Áp dụng vào đời sống hiện tại bạn không thể xuống tấn, đấm đúng cách như học trong các võ đường. Nhưng kumite đem đến cho bạn kỹ năng phản xạ, rèn rũa cách phán đoán tình hình huống và cách né tránh các đòn đánh của kẻ địch
Nói cách khác 3 phần có vẻ không liên quan với nhau nhưng thực tế chúng là 3 thực thể liên kết chặt chẽ, có tốt các kỹ thuật căn bản đi quyền thì mới khiến nắm đấm , sức chịu đựng của bạn có giá trị ; 3 phần ấy gắn kết dậy con người ta cả võ thuật và võ đạo -“ Đạo con nhà võ “

Cho đến ngày nay
  •  Năm 1940, Karatedo được tôn vinh ở Nhật Bản, trở thành bộ môn tiêu biểu nhất trong làng võ thuật nước này, rất nhiều trường Trung, Đại học đã thành lập Câu lạc bộ riêng. Karatedo không những được giới trẻ yêu thích để phát triển thân thể cường tráng, giáo dục tinh thần và thể chất mà còn đến với giới trung niên, các em thiếu niên như một phương cách gìn giữ sức khỏe.
  •  Năm 1950, các giải Karatedo được lần lượt tổ chức và phát triển mạnh mẽ tại các trường Đại học Nhật Bản. Thời kỳ này, ở đất Phù Tang, Karatedo tiến xa hơn những khu vực khác cả bề rộng lẫn chiều sâu.
  •  Đến năm 1958, Hội Karatedo Nhật Bản tổ chức giải vô địch Karatedo Toàn quốc đầu tiên.
  •  Năm 1960 , Liên đoàn Karate-Do thế giới được thành lập, đồng thời các giải vô địch Karate thế giới cũng được tổ chức quy củ chặt chẽ và ngày càng chuyên nghiệp đánh dấu sự phát triển ngày càng mạnh của Karate – Do. Karate-Do được chú trọng và phát triển phong trào mạnh khắp nơi trên thế giới .
Đặc biệt hơn tại Olympic 2020 karatedo sẽ góp mặt là 1 môn thể thao được thi đấu chính thức

3. Karatedo tại Việt Nam

Năm 1956 thầy Choji Suzuki Thuộc Hệ phái Takeno Uchi Ryu hành lập Đạo đường Linh Trường Không Thủ Đạo (Suzucho Karatedo Dojo Noen Ryu) tại Huế.
Tổ chức Hệ phái hoạt động theo truyền thống của cố Chưởng môn đời thứ nhất: Choji Suzuki, được sự bảo trợ của Uỷ ban Thể dục Thể thao Việt Nam. Chưởng môn bổ nhiệm Trưởng tràng thành lập Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các Ban Chuyên môn
Lấy sự chính trực và lòng chân thật làm hành trang đi tới Đạo. Với môn quy rất nghiêm khắc, người nhập môn phải chuẩn mực đạo đức, tôn trọng Đạo đường (Dojo), nghi thức, trung thực với mọi người, không chửi thề, thậm chí không hút thuốc lá, uống rượu.
Hiện nay hơn bốn vạn người tập luyện hằng ngày với năm khu vực của sáu mươi tư tỉnh, thành. Ngoài ra, hệ phái còn có trên mười Phân đường đã phát triển ở các quốc gia khác như Australia, Mỹ, Canada và Đông âu…
Trên trường quốc tế Karatedo Việt Nam đã gặt hái nhiều thành quả vẻ vang với rất nhiều huy chương vàng, bạc ở các giải Khu vực, Châu lục và Thế giới mang vinh quang về cho Tổ quốc.

Đội tuyển Karatedo Việt Nam tại giải trẻ 2014
5/5 - (32 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *