Lịch sử nấu rượu Sake Nhật Bản

Ẩm thực, Blogs du lịch Nhật bản, Khám phá Nhật Bản, Nhật Bản Đến & Yêu, Tại sao chọn Nhật Bản 1728 lượt xem

Đối với người Nhật Bản, rượu Sake không chỉ riêng là một loại thức uống trong bữa ăn, mà nó còn là nét đẹp trong văn hóa, là một biểu tượng của đất nước mặt trời mọc. Ý nghĩa văn hóa, tôn giáo đặc biệt của rượu Sake là ở chỗ nó không chỉ là cầu nối giữa con người với nhau, mà còn là cầu nối giữa con người với thần linh. Rượu Sake được ra đời như thế nào? Hãy cùng nhatbanaz.com tìm hiểu chúng nhé!

Rượu sake – cầu nối liên kết giữa con người với thần linh

LỊCH SỬ NẤU RƯỢU SAKE

Thời xa xưa, người Nhật nhai cơm, hạt kê và hạt dẻ rồi nhổ vào một chiếc bình lớn, cho tới khi họ phát hiện ra men enzyme nấm có thể thay thế nước bọt thì cách ủ Sake mới được hình thành và cải tiến qua nhiều thế kỉ.

Thời đại Nara

Người Nhật đã uống rượu Sake từ rất lâu. Phương pháp sản xuất bằng gạo koji được du nhập từ Trung quốc vào thời đại Nara. Hiện nay phương pháp này đã được lan truyền ra toàn quốc. Vào khoảng thời gian này, Sake no Tsukasa được mở ra nhằm quản lý rượu Sake được cung cấp cho triều đình.

Chỉ có tầng lớp hoàng gia mới được thưởng thức rượu Sake, còn các đền, chùa lớn thì phải có nghi thức, lễ hội mới được sử dụng trong lễ cúng. 

 Thời đại Heian

Ở thời gian này, số lượng tài liệu mô tả chi tiết cách làm rượu Sake ngày một tăng lên. Các tu sĩ Phật giáo bắt đầu sản xuất loại rượu Nhật có tên Soboshu. Giai đoạn này đã đánh dấu bước chuyển mình giữa loại Sake dành cho chúa và Sake uống hàng ngày. 

Cùng thời gian này, Morohaku và Kojimkai lần lượt ra đời. Về nguyên liệu, Morohaku được làm từ gạo xay trắng, còn rượu Kojimkai do sự kết hợp giữa gạo xay trắng và gạo nguyên hạt.

Thời đại Kamakura

Trong suốt giai đoạn này, sản xuất rượu Sake thương mại hóa. Với sự phát triển này, rượu Sake đã trở nên “quý như gạo”.

Tuy nhiên, nhu cầu về rượu ngày một tăng cao, thói quen uống rượu Sake trở thành vấn đề xã hội buộc Chính phủ đứng ra ban hành lệnh cấm sử dụng đồ có cồn vào năm 1252. Chính lệnh cấm này đã khiến cho sự phát triển rượu bị kìm hãm.

Thời đại Muromachi

Lệnh cấm rượu được bãi bỏ kể từ giai đoạn này. Thay vào đó Chính phủ áp thuế cho các hãng sản xuất. Có thể nói đây chính là nguồn thu quan trọng của nhà nước. Trái với thời Kamakura, sản xuất rượu Sake được khuyến khích mạnh mẽ. Tới năm 1425, đã có tổng cộng 342 hãng rượuSake trên tỉnh Kyoto.

Từ những món đồ sứ được trang trí thật tinh tế, sang trọng hay những món đồ bằng gỗ dùng để uống rượu, chúng ta có thể thấy giá trị mà người Nhật đặt lên thức uống này. Đến khoảng cuối thế kỉ XII, Sake mới trở nên phổ biến với mọi tầng lớp.

Nihonshu – Thước đo hương vị Sake

Cũng như rượu vang,  các yếu tố như lượng đường, nồng độ cồn, acid, tannin tạo nên tinh hoa Sake đều rất quan trọng. Để đánh giá hương vị Sake gồm 2 loại thang đo cơ bản: Nihonshu Do và bảng nhận biết.

Nihonshu-do là chỉ số cho biết trọng lượng của rượu sake, được quy định rõ bởi thuyết Đo lường. Nếu sake ở 15 độ C có trọng lượng bằng nước ở 4 độ C thì chỉ số này bằng 0 (loại trung tính). Trọng lượng riêng nhẹ hơn (ký hiệu +), nặng hơn (ký hiệu -). Rượu sake nặng hơn chứa nhiều đường nên có vị ngọt hơn.

Bảng nhận biết 

Độ acid và các yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến vị ngọt của Sake. Ví dụ hàm lượng acid cao làm cho vị ngọt của rượu giảm bớt. Do đó, bảng phần trăm thành phần sẽ giúp đánh giá đầy đủ và chính xác hơn.

Phân loại rõ ràng các loại rượu sake nhật bản

Một số loại rượu Sake nổi tiếng của Nhật

  •  Rượu Daiginjo (大 吟 醸) – có ít nhất 50% hạt gạo được đánh bóng

  • Rượu Junmai (純 米) – không thêm rượu, hoàn toàn nguyên chất.

  • Rượu Ginjo (吟 醸) – có ít nhất 40% gạo được đánh bóng

  • Rượu Honjozo (本 醸 造) – thêm một lượng nhỏ rượu giúp làm tăng hương vị.


Hi vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về rượu Sake Nhật Bản.

 

5/5 - (34 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *