Mỗi đất nước đều có một tôn giáo mà người dân đều tôn thờ và kính trọng. Chúng ta là những người xa lạ, những vị khách đến từ những đất nước xa xôi cũng cần tìm hiểu những nghi lễ cần thiết để có cách ứng xử phù hợp trước một nơi tôn nghiêm.
1. Cúi đầu khi đứng trước cổng Torii
Luôn có một cái cổng torii ngay lối vào của một điện thờ. Ở ngay trước điện thờ có “ichi no torii” ( torii đầu) và bạn đi bộ qua nó thì sẽ đến “ sando”, con đường để đến với điện thờ. Tránh việc đi bộ vào ngay giữa torii, nhưng có thể đi liền một bên những cái trụ. Dừng lại và cúi đầu trước khi bạn đi bộ qua đấy nhé.
2. Đừng đi ở giữa đường sando
Khi bạn đi bộ lên sando, đừng đi ngay giữa đường. Ngay giữa sando được gọi là “seichuu”, là nơi để các vị thánh thần đi. Chúng ta không nên đi bộ ở chỗ này. Và hơn nữa, khi bạn ở trong sân đền, bạn đừng nói quá to.
3. Súc miệng sạch sẽ và làm sạch tay ở temizuya
Có một bể nước được gọi là temizuya ở phía bên của sando khi bạn đi đến điện thờ mà bạn có thể tẩy sạch mình.Đầu tiên, bạn lấy gáo bằng tay phải, múc lên ít nước, và rửa sạch tay trái bằng nước. Sau đó bạn đổi gáo sang bên tay trái, rửa sạch tay phải với nó. Cuối cùng, bạn đặt gáo lại về tay phải và múc nhiều nước hơn. Rót vào tay trái và đưa lên miệng súc,. Chú ý rằng đừng để miệng chạm vào gáo, chỉ được dùng tay. Khi súc miệng xong, một lần nữa lại rửa tay trái bằng nước. Cuối cùng nâng gáo để nước chảy xuống tay cầm rồi đặt lại chỗ temizuya.
4. Rung chuông trước khi cầu nguyện
Khi bạn đến trước đền thờ chính, đừng đứng ở chính giữa. Cái này cùng 1 lí do với việc bạn không nên đứng ở chính giữa đường sando. Sau đó phải cúi đầu. Nếu có chuông thì phải rung nó. Đó là cách bạn thông báo với thần thánh rằng bạn đã đến.
5. Hãy quyên tiền công đức trước khi cầu nguyện
Đừng vất vào trong thùng mà hãy đặt nó một cách nhẹ nhàng. Ở đây không có mức bạn phải góp bao nhiêu. Đó là tùy tâm của bạn. Bất kì mức nào bạn muốn, dù là 1 yên hay 10000 yên đều được. Nhưng người ta nói rằng 5 yên thì tốt hơn bởi vì nó gần giống vơi từ “ràng buộc”, nhưng đó là tùy vào bạn.
6. Khi bạn cầu nguyện, cúi đầu 2 lần, vỗ tay 2 lần sau đấy cúi đầu thêm 1 lần:
Đầu tiên, khi bạn cúi đầu 2 lần, bạn đứng trước đền thờ và bạn cúi xuống đến mức mà cái lưng của bạn nằm trên 1 mặt phẳng và người bạn cong 1 góc 900 .Khi bạn chắp tay, tay phải nằm dưới tay trái một chút. Mở rộng tay bằng vai và vỗ 2 lần. Sau đó lại đưa tay lại với nhau, hạ thấp tay xuống sau đó cầu nguyện. Sau khi cầu nguyện xong, cúi thấp đầu xuống một lần nữ. Phụ thuộc vào ngôi đền, có nhiều loại quy trình thực hiên khác nhau( ví dụ, ở đền thờ Izumo-taisha ở Shimane, là 2 lần cúi, 4 lần vỗ tay và 1 lần cúi).
7. Cầu nguyện như thế nào cho đúng
Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến ngôi đền này bạn phải bắt đầu nêu tên, địa chỉ và thể hiện lòng biết ơn khi cầu nguyện. Những lần đến sau bạn có thể đơn giản lại lời giới thiệu của bạn.
8. Kéo một chiếc bùa may mắn omikuji
Nếu bạn đang không tốt, bạn có thể kéo nó chặt lại để trừ đi những điều xấu. Nếu bạn đang may mắn thì không cần phải kéo chặt nó. Hơn nữa, nếu bạn buộc chặt nó vào cái cây có thể làm đau cây nên đừng làm thế nhé. Luôn có một nơi đặc biệt để thắt chúng.
9. Viết một cái ema
Vào thời tiền sử, người ta nghĩ rằng thần thánh đều cưỡi ngựa, vì vậy những chú ngựa thuần chủng luôn được sử dụng như là lễ vật. Tuy nhiên, bây giờ “ema” đã được sử dụng,khối gỗ mạ vàng theo hình “ bức tranh” và “ con ngựa”. Khi bạn đến cầu nguyện ở điện thờ hay đền, bạn có thể cầu nguyện bằng việc viết điều ước trên ema và đặt lên một chỗ đặc biệt.
10. Khi cầu nguyện xong
Khi bạn đi qua cổng torii ở đường ra, chắc chắn là hãy quay lại và cúi đầu thêm 1 lần nữa trước điện thờ. Điều quan trọng nhất để làm khi bạn cầu nguyện ở một điện thờ là thể hiện được sự thành kính với thần thánh.
Bằng cách này, sự khác biệt lớn nhất giữa một điện thờ và đền là cách bạn cầu nguyện. Ở điện thờ, bạn vỗ tay nhưng ở đền thờ, bạn đơn giản chỉ chắp tay lại và cầu nguyện
Edit: www.tsunagujapan.com