Khoan bàn về câu từ, quan niệm giữa tứ khoái của người Việt và người Nhật khác nhau như thế nào nhé. Chúng ta hãy vào đề bằng câu chuyện về tứ khoái của người Việt đã nhé, nghĩa là gì, biết rồi đừng hỏi chứ. Xem du khách và hướng dẫn viên du lịch chia sẻ những kinh nghiệm dưới đây, vừa quý, vừa cần, vừa lạ lẫm, bất ngờ.
Người Việt hưởng thụ “tứ khoái” ntn khi đi du lịch Nhật bản
Trước khi đến với các “khoái” hấp dẫn hơn thì hãy bắt đầu theo đúng trình tự nhé. Đầu tiên là Ăn.
Ăn
Hấp dẫn nhất ở Nhật là ăn. Và phức tạp nhất cũng là cái khoản ăn. Hướng dẫn viên du lịch dẫn đoàn khách Việt đi Nhật bản, ôi thôi là muôn sự …kệ đời luôn. Ăn uống thì các bạn biết rồi đấy, trong một gia đình còn khác nhau, giữa các vùng miền là một khoảng cách, nói chi 2 nền văn hóa ẩm thực của 2 quốc gia. Và cái sự ăn uống của du khách Việt khi sang Nhật là như thế này đây.
Thiên đường ẩm thực Nhật bản.
Với những ai du lịch khám phá ẩm thực, thì Nhật bản thực sự là thiên đường. Ẩm thực Nhật bản tinh tế và đa dạng từ món đường phố đến tiệc hoàng gia. Ăn trưa nhẹ nhàng với sushi, mì udon, ramen; thưởng thức đặc sản bò kobe, lươn nagoya; thoải mái với lẩu shabu-shabu.
Sạch sẽ, an toàn vệ sinh.
Nhật bản cực sạch và tất nhiên đồ ăn an toàn vệ sinh. Quán ăn vỉa hẻ cũng hết sức sạch sẽ. Người Nhật ăn đồ sống rất nhiều, nhưng là đồ sống an toàn nhé. Chỉ ăn sống trứng gà trong vòng 3 ngày khi mới đẻ. Còn đồ sashimi, sushi bán ở siêu thị chỉ bán trong ngày, sau đó đưa đi chế biến.
Học ăn đúng cách mới ngon.
Ăn uống ở Nhật bạn, vừa là dinh dưỡng, nhưng cũng là thưởng thức, là nghệ thuật. Và du khách cần phải học ăn để …ăn ngon. Mỗi nhà hàng đưa ra món ăn của họ vừa đủ lượng, đủ chất, đủ tinh tế & họ muốn mời bạn thưởng thức tay nghề của đầu bếp. Nên sẽ không có việc đưa yêu cầu “yêu sách” kiểu như ở Việt Nam “em nhiều hành, ít bún”. Thậm chí có nhà hàng Sushi họ mời khách ra chỉ vì ăn không đúng hướng dẫn của nhà hàng (thật sự luôn, họ xem đó là coi thường đầu bếp của họ).
Truyền thống, không hoành tráng.
Các nhà hàng ở Nhật bản, thường truyền thống, không hoành tráng theo kiểu rộng mênh mông, gọi gì cũng có. Đây thực sự là một thực tế đau đầu cho hướng dẫn viên mỗi khi dẫn đoàn VIP. Đến nhà hàng đặc sản bò Kobe, khách bảo “em bảo có món lẩu, có món pín nướng nói họ đưa lên em”, tour guide chỉ có nước ạ các bác. Rồi có khách VIP yêu cầu đến nhà hàng đẳng cấp ở Tokyo, mà tới nơi thấy nhà hàng bé tý, tour guide lại bị quát.
Ta đi ta nhớ quê nhà.
Ẩm thực Nhật bản tuyệt cứ tuyệt, nhưng không phải ai cũng thích hợp. Rất nhiều du khách đi Nhật nhưng không thể ăn được, nên hướng dẫn viên nhiều khi cứ phải mang theo mì tôm, nước mắm để chiều lòng thượng đế.
Ngủ
Cái sự ngủ của Nhật cũng muôn hình vạn trạng. Du khách đi theo tour thì thường là ngủ ở khách sạn “chuẩn Tây’. Nhưng cũng có những trường hợp khách được sắp ở trải nghiệm Ryokan kiểu Nhật, ngủ đệm trải sàn. Nhiều khách kêu “trời ơi, sao đi du lịch mà ngủ sàn” mà không biết đó là một truyền thống ở Nhật.
Ngoài ra, nếu khách du lịch đi tự túc thì có thể trải nghiệm đủ kiểu ngủ chỉ có …ở Nhật bản. Bạn có thể ngủ trong “ngăn kéo” ở khách sạn con nhộng, ngủ ở …chùa, hay ghé quá cafe ngủ trưa. Những ai thích những cảm giác đặc sắc hơn nữa có thể ghé cafe ngủ cùng người lạ.
Chơi
Các quý ông, e hèm, và cả quý bà đừng phát biểu rằng không quan tâm nhé. Đi du lịch là phải có đủ ăn gì, chơi gì ở đâu. Sang Nhật đủ các trò để chơi, nhưng ở góc độ nào đó với du khách Việt thì hơi “quái”. Chi phí các “chốn ăn chơi” ở Nhật nói chung là đắt đỏ.
Với quý ông, nếu mát xa thư giãn thì cũng hiểu sự khác biệt so với Việt Nam. Dịch vụ mát xa ở Nhật thường là những …”bà già”, tức phụ nữa trung niên phục vụ thôi. Còn nếu đi xa hơn chút thì nên có thổ địa hướng dẫn, tránh rủi ro đụng phải yakuza (maphia Nhật đó ạ).
Vui chơi nhẹ nhàng nhất là các trò chơi giải trí, các quán bar, Ở Nhật rất nhiều loại hình bar cho du khách khám phá.
“Thả”
Cái khoái cuối cùng là …thả. Bạn có biết, người Nhật đi xem nhà để thuê, để mua họ sẽ thăm cái …toilet đầu tiên. Ơ Nhật thì cái khoái này đúng là đỉnh. Xịt tự động, mát xa, sấy nóng, làm mát đủ cả. Nói không ngoa, chứ rất nhiều người qua Nhật làm việc vất quá, chui vào toilet tranh thủ ngủ.
Hiện đại quá cũng “hại điện”. Nhiều du khách không biết nhấn nút nào, xịt tùm lum …là chuyện có thật.
Nói như vậy không có nghĩa là tất cả mọi nơi đều là toilet xịn, bồn tự động xịt rửa. Ở Nhật vẫn có một số nơi dùng bồn cầu ngồi bệt như là một cách truyền thống. Một số cho rằng cách ngồi bệt đó khoa học hơn, tốt cho đường ruột hơn.
Vậy là hết cái cẩm nang “tứ khoái” cho du khách khi đi Nhật các bạn nhé. Với những ai quan tâm hơn, sẽ thấy trong quan niệm của người Nhật thì “tứ khoái” được hiểu khác chút nhé.
“Tứ khoái” trong quan nhiệm của người Nhật
Có chút khác với Việt Nam, tứ khoái (またの名を四大愉快) là một khái niệm trong văn hóa Nhật Bản đề cập đến bốn điều khoái hạnh cơ bản mà con người có thể trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Bốn điều này là:
- Makanai (食い物): Sự hạnh phúc từ ẩm thực và ẩm thực. Đó là niềm vui khi thưởng thức các món ăn ngon, thú vị, và chia sẻ bữa ăn cùng gia đình và bạn bè.
- Asobi (遊び): Sự hạnh phúc từ giải trí và chơi đùa. Người Nhật thường tận hưởng thời gian vui vẻ với hoạt động như xem phim, du lịch, chơi thể thao hoặc tham gia các sự kiện xã hội.
- Keshiki (景色): Sự hạnh phúc từ việc ngắm cảnh và tận hưởng thiên nhiên hoặc cảnh quan đẹp. Nhật Bản nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên của núi non, biển cả, và các nguyên cảnh.
- Ikitai (行きたい): Sự hạnh phúc từ việc tham gia vào các hoạt động và trải nghiệm mới mẻ. Điều này có thể bao gồm việc học hỏi, thực hiện những điều bạn mong muốn và thách thức bản thân mình.
Tứ khoái thể hiện triết lý cuộc sống của người Nhật, đề cao niềm vui đơn giản trong cuộc sống hàng ngày và việc tận hưởng những điều tốt đẹp xung quanh họ.
Chúc các bạn du lịch Nhật bản thật sự “khoái”, có những trải nghiệm đáng nhớ.