Khám phá Mochi – Loại bánh gây sốt trong cộng đồng mê bánh kẹo Nhật Bản

Ẩm thực, Khám phá Nhật Bản, Nhật Bản Đến & Yêu 1785 lượt xem

Bánh Mochi Nhật Bản được xem là món bánh ngọt truyền thống cổ xưa xuất hiện trong hầu hết các dịp lễ Tết của người Nhật. Đây cũng được xem là thức quà được nhiều quý khách chọn mua khi đến với đất nước Mặt trời mọc. Bánh Mochi được làm từ gạo nếp với rất nhiều hương vị, màu sắc, kết cấu và những cách chế biến khác nhau.

Sau khi lướt 1 vòng Internet bạn sẽ thấy có khá nhiều thông tin nhắc về bánh Mochi Nhật Bản, điều này đủ cho thấy bánh Mochi đang gây một ảnh hưởng to lớn trong cộng đồng mê bánh kẹo Nhật Bản tại Việt Nam.

Bánh mochi không chỉ ngon mà còn có nhiều sự thật thú vị khác đang chờ bạn khám phá đấy. Bài viết sau đây NhatbanAZ sẽ nói cho bạn biết tất cả những bí ẩn về món bánh Mochi nổi tiếng Nhật Bản.

Bánh Mochi thức quà gây sốt trong cộng đồng mê bánh kẹo Nhật
Bánh Mochi thức quà gây sốt trong cộng đồng mê bánh kẹo Nhật

Mochi là gì? Nguồn gốc của bánh mochi

Mochi là gì?

Mochi thường được dùng như một thuật ngữ chung cho tất cả các phong cách và hương vị khác nhau của bánh gạo Nhật Bản. Tuy nhiên, định nghĩa về “mochi” ở Nhật Bản có thể sẽ hơi mơ hồ và khó hiểu.

Khi người Nhật sử dụng từ “mochi” hoặc “o-mochi” họ sẽ chỉ liên tưởng đến loại bánh mochi truyền thống, loại bánh có thể dùng tươi hoặc khô, có nhân ngọt hoặc mặn. Tên gọi cụ thể sẽ được sử dụng cho những loại bánh mochi khác (mochigashi).

Nguồn gốc của bánh Mochi

Theo truyền thuyết, bánh mochi có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ban đầu nó chỉ là bánh gạo nếp trộn với đậu đỏ và chỉ dành cho giới quý tộc, tầng lớp thượng lưu thời bấy giờ mới được thưởng thức. Vào thời đó, Hoàng đế Nhật Bản rất thích loại bánh này và coi chúng là điềm lành, mang lại thịnh vượng cho đất nước.

Phải đến khi Nhật Bản phát triển hơn thì mochi mới đến được với mọi người dân trên khắp đất nước. Hàng trăm năm trôi qua kể từ khi ra đời, mochi luôn được người Nhật ưa chuộng như một món ăn truyền thống của Nhật Bản. Đồng thời, họ cũng dâng lễ vật lên các vị thần tối cao trong các lễ hội quan trọng như chào đón năm mới, Tết Trung thu…

Ý nghĩa của bánh mochi trong văn hóa Nhật Bản

Hầu như người Phù Tang nào cũng thích đồ ăn Nhật hình tròn. Bởi theo quan niệm xưa, hình tròn tượng trưng cho sự hoàn hảo, tràn đầy sức sống, công sức và tiền bạc. Họ tuyệt đối tránh xa những vật sắc nhọn hay góc cạnh. Chính vì vậy, mochi được chọn làm loại bánh kẹo Nhật Bản quen thuộc để dâng lên các vị thần tối cao.

Bánh Mochi được làm từ gì?

Nguyên liệu làm bánh Mochi
Nguyên liệu làm bánh Mochi

Mochi được làm từ một loại gạo nếp hạt ngắn của Nhật Bản (còn gọi là gạo nếp ngọt) gọi là  mochigome (糯米). Gạo nếp có chứa amylopectin, một thành phần tinh bột tan trong nước và khi giải phóng thành chất lỏng, nó mang lại cho mochi kết cấu yêu thích.

Mochi thường

Phương pháp làm bánh mochi truyền thống
Phương pháp làm bánh mochi truyền thống

Mochi thông thường chỉ được làm từ 2 thành phần đơn giản: mochigome (gạo nếp hạt ngắn) và nước. Đây là loại bánh gạo Nhật Bản cơ bản và truyền thống nhất, nổi tiếng với vị ngọt nhẹ và kết cấu dai.

Để làm bánh mochi, đầu tiên gạo nếp được ngâm trong nước, sau đó hấp, và cuối cùng được nghiền và giã cho đến khi mịn và tạo thành hình tròn thông thường hoặc hình dạng mong muốn khác.

Phương pháp làm bánh mochi truyền thống đòi hỏi ít nhất hai người để xử lý một máy nghiền bột lớn của Nhật Bản gọi là usu (臼) và một chiếc chày gỗ nặng gọi là kine (杵).

Gyuhi

Gyuhi thành phần thiết yếu trong chế biến bánh kẹo Nhật
Gyuhi thành phần thiết yếu trong chế biến bánh kẹo Nhật

Tương tự như mochi, gyuhi (求肥) là một loại bột giống như mochi và là thành phần thiết yếu được sử dụng trong nhiều loại bánh kẹo Nhật Bản gọi là wagashi (和菓子).

Gyuhi được làm bằng bột gạo nếp như shiratamako (白玉粉, bột thô) hoặc mochiko (餅粉, bột mịn). Bột mềm, mịn được làm bằng cách đun nóng và nhào bột gạo nếp với nước, đường và đôi khi là mizuame (水飴). Sau đó, bột được dùng làm lớp vỏ bọc bên ngoài cho các loại bánh ngọt truyền thống của Nhật Bản như daifuku mochi.

Gyuhi có hàm lượng nước cao do có đường. Do đó, nó không cứng lại như mochi thông thường. Mochi thông thường cần phải nấu như nướng, luộc hoặc chiên sau một khoảng thời gian nhất định, nhưng gyuhi có thể ăn ngay mà không cần nấu.

Những loại bánh Mochi cổ điển phổ biến ở Nhật Bản

Bánh mochi hay mochigashi (餅菓子) là loại bánh kẹo truyền thống của Nhật Bản làm từ gạo nếp, gạo trắng thường không nếp, tinh bột kudzu hoặc tinh bột dương xỉ. Nhiều loại bánh mochi được nhồi nhân đậu đỏ, nhưng có một số loại không có nhân đậu đỏ. Dưới đây là những loại bánh mochi cổ điển ở Nhật Bản.

Daifuku

Mochi Daifuku loại bánh mochi phổ biến nhất
Mochi Daifuku loại bánh mochi phổ biến nhất

Đây là một loại bánh mochi được nhồi mứt đậu đỏ nấu với đường (red bean paste) hoặc mứt đậu trắng nấu với đường (white bean paste) vào bên trong để làm phần nhân bánh. Bánh thường có màu nâu hoặc màu trắng, bên ngoài được áo một lớp bột bắp hoặc bột gạo để ngăn các chiếc bánh dính vào nhau hoặc dính vào tay người ăn. Đây là một món ăn cơ bản nhất trong gia đình nhà bánh mochi thường được ăn hay xách tay về Việt Nam.

Ichigo Daifuku

Ichigo Daifuku thức quà yêu thích của cả trẻ em và người lớn ở Nhật
Ichigo Daifuku thức quà yêu thích của cả trẻ em và người lớn ở Nhật

Bánh mochi được nhồi mứt anko (mứt đậu đỏ nấu đường) vào bên trong nhân bánh đồng thời với cả một quả dâu tươi. Bạn sẽ thấy chiếc bánh Ichigo Daifuku là thức ăn vặt chính của trẻ em Nhật Bản và ngay cả với những người lớn ưa thích ăn vặt vì món mứt đậu đỏ dinh dưỡng ngọt lịm với trái dâu tươi chín mọng tạo ra một hương vị chua chua ngọt ngọt kích thích vị giác.

Kusa Mochi

Kusa mochi với màu xanh đặc trưng và vị thơm của ngải cứu
Kusa mochi với màu xanh đặc trưng và vị thơm của ngải cứu

Món bánh Kusa Mochi (còn được gọi là Mochi Cỏ Xanh) có màu xanh đặc trưng và được thêm mùi của cây ngải cứu (yomogi). Bánh có thể được nhồi mứt đậu đỏ để tạo độ ngọt. Ngoài ra, ở một số nơi trên Nhật Bản, món Kusa Mochi còn được gọi là Yomogi Mochi vì có hương vị như cây ngải cứu. Bánh có thể có hình tròn hoặc hình vuông tùy vào mỗi nơi. Ở những vùng quê vào các dịp lễ tết, ngoài các món ăn tết ra thì đây cũng chính là một món không bao giờ được thiếu đó nha.

Oshiruko

Oshiruko sự kết hợp giữa mochi và súp ngọt chứa đậu Azuki
Oshiruko sự kết hợp giữa mochi và súp ngọt chứa đậu Azuki

Với món ăn này, bạn sẽ thấy nó khá giống chè trôi nước của Việt Nam chúng ta đây mà, lúc này, mochi được bỏ vào trong một loại súp ngọt tráng miệng của Nhật. Bên trong món súp còn chứa đậu Azuki của Nhật (loại đậu đỏ làm mức anko).

Theo như nhiều người bảo thì ăn món này khá mát và ngon miệng. Còn bạn thì nghĩ như thế nào về món bánh mochi này nhỉ?

Chikara Udon

Chikara Udon sự kết hợp giữa mì Udon và bánh mochi nướng
Chikara Udon sự kết hợp giữa mì Udon và bánh mochi nướng

Đây có thể là một món khá đặc sắc khi bạn nghe qua món này: Mì Udon nấu với bánh mochi nướng. Món này trông có vẻ giống món hủ tiếu của Việt Nam mình với bánh tôm nướng. Mì udon với món bánh mochi nướng này dùng nóng. Đôi khi, một số tiệm mì sẽ bỏ vào đây thêm một số thứ nữa như nấm, chả cá, thịt bò hoặc trứng cho đặc sắc.

Zoni

Zoni món súp nấu từ rau củ và bánh mochi
Zoni món súp nấu từ rau củ và bánh mochi

Đây chính là một món súp nha. Món súp này được nấu với rau củ quả và bánh Mochi, được ăn vào ngày đầu năm mới (mùng 1 Tết). Món này ngoài mang ý nghĩa tốt cho sức khỏe thì còn mang ý nghĩa tâm linh là một năm mới khởi đầu đầy may mắn.

Kinako Mochi

Kinako mochi rắc thêm đường và bột đậu nành nướng
Kinako mochi rắc thêm đường và bột đậu nành nướng

Món này cũng là một món được ăn vào dịp Tết của người Nhật Bản. Món bánh mochi này được làm bằng cách nướng mochi trong lò, sau đó rắc đường và bột Kinako (bột đậu nành nướng) lên phía trên. Món này thường dùng kèm với trà xanh, có thể là dùng kèm với một số quà vặt khác như nama chocolate chẳng hạn. Một số nơi sẽ bán món này dưới dạng quà vặt và đem xiên que nó.

Kirimochi hoặc Kakumochi

Kirimochi được thưởng thức cùng tempura hoặc bột trà xanh pha sữa
Kirimochi được thưởng thức cùng tempura hoặc bột trà xanh pha sữa

Món bánh mochi này có hình khối chữ nhật và được dùng làm nguyên liệu cho một số món ăn. Người Nhật nướng những khối mochi này lên, rắc lên một thứ gì đó ngọt ngọt (đường hoặc kem chẳng hạn) rồi ăn chúng. Bạn cũng sẽ thấy một số người còn bỏ chúng vào mì, đem hấp hoặc dùng kèm với món gì mà bạn có thể nghĩ ra. Ví dụ như tempura hoặc dùng chung với bột trà xanh pha sữa.

Hishimochi

Một món tráng miệng hình thoi (truyền thống thì là vậy, chứ bây giờ thì món bánh này được làm với đủ thứ hình) được ăn vào ngày lễ Con gái ở Nhật Bản. Nó có ba lớp bánh mochi màu mè gồm đỏ, trắng và xanh lá cây. Cuối cùng, bên dưới có thể là một lớp đậu phộng hoặc kẹo đậu phộng. Màu đỏ được làm từ cánh hoa nhài, màu trắng được làm từ củ ấu và màu xanh làm từ ngải cứu.

Sakuramochi

Sakura mochi món bánh mùa xuân
Sakura mochi món bánh mùa xuân

Nghe tên thì bạn cũng biết là món bánh mochi này được làm từ gì. Món này từ hương vị đến màu sắc đều lấy cánh hoa Anh Đào làm chủ đạo. Nhân bánh thường được nhồi mứt đậu đỏ và chiếc bánh, sau khi hoàn thành, sẽ được cuộn trong lá hoa Anh Đào. Ở Osaka, món mochi sakura này được làm từ bột gạo thô và trông nó giống như một chiếc bánh Pudding dày (loại bánh giống như rau câu). Ở Tokyo thì chiếc bánh sẽ được làm mịn màng hơn, phục vụ trong các tiệm cafe hoặc tiệm bánh kẹo.

Hanabira Mochi

Hanabira mochi nổi tiếng với tên gọi mỹ miều là bánh mochi cánh hoa
Hanabira mochi nổi tiếng với tên gọi mỹ miều là bánh mochi cánh hoa

Món bánh mochi này có một cái tên khá mỹ miều là bánh mochi cánh hoa. Loại bánh này được dùng vào ngày đầu năm mới và lễ hội trà truyền thống lần đầu tiên bởi hoàng đế Nhật Bản. Món bánh mochi này có hình dáng rất dễ phân biệt với bánh mochi trắng bên ngoài và bánh mochi đỏ ở bên trong. Phần màu trắng được làm khá mỏng và mờ để lộ ra màu hồng bên dưới để tạo ra một màu sắc nhã nhặn và tinh tế. Kết quả của kỹ thuật này là nhờ vào cánh hoa mận Nhật Bản và bên trong thì có nhân là món mứt đậu đỏ anko.

Những loại mochi hiện đại

Ngoài các loại mochi truyền thống được liệt kê ở trên, bạn sẽ tìm thấy nhiều món tráng miệng mochi hiện đại mang tên “mochi”. Chúng không nhất thiết được làm bằng cách giã gạo nếp hấp mà được làm bằng bột gạo nếp, mang lại cho chúng kết cấu dai đặc trưng giống như mochi.

Dango

Bánh Dango bắt mắt với nhiều màu sắc
Bánh Dango bắt mắt với nhiều màu sắc

Cái bánh này là một loại bánh hấp được làm từ bột Mochiko. Bánh Dango khá mịn và ăn na ná giống bánh mochi nhưng về kĩ thuật làm bánh, nó không phải là mochi. Món này thường được rắc đậu phộng lên và thưởng thức cùng với trà. Một số người còn nhồi thêm nhân vào và thưởng thức. Trong dịp lễ Tết, bạn sẽ thấy hình ảnh Dango xiên que trông rất bắt mắt.

Warabi Mochi

Warabi mochi món thạch được làm từ bột dương xỉ và phủ thêm bột Kinako
Warabi mochi món thạch được làm từ bột dương xỉ và phủ thêm bột Kinako

Không biết như thế nào mà người Nhật Bản đưa món này vào danh sách bánh Mochi. Đây là một món thạch được làm từ bột dương xỉ (món này khá lạ) và được bao phủ bởi bột đậu nành nướng Kinako. Món Warabi mochi này chẳng có cái bánh gạo mochi nào trong đây cả, ấy thế mà nó vẫn được gọi là mochi đấy.

Uiro Mochi

Uiro mochi tưởng chừng như rau câu
Uiro mochi tưởng chừng như rau câu

Món này có nguyên liệu là bánh hấp được làm từ bột và đường. Món này có vẻ nhìn rất giống rau câu nhưng cứng hơn nhiều. Món này cũng là một món tráng miệng và cũng chẳng phải là mochi – nó được gọi là mochi chỉ vì người ăn nó phải nhai đi nhai lại rất nhiều lần, hệt như đang ăn bánh mochi.

Mochi Ice Cream – Kem Mochi

Mochi Kem món tráng miệng đáng yêu với nhiều màu sắc và hương vị thơm ngon
Mochi Kem món tráng miệng đáng yêu với nhiều màu sắc và hương vị thơm ngon

Kem Mochi làm từ bánh bao gạo nếp với nhân kem có lẽ là loại ‘mochi’ nổi tiếng nhất Nhật Bản. Món tráng miệng đông lạnh phổ biến này có hình tròn đáng yêu và có nhiều màu sắc và hương vị đẹp mắt. Trên thực tế, đây là sáng tạo của một nữ doanh nhân người Mỹ gốc Nhật đã mở rộng ý tưởng về đồ ngọt mochi truyền thống.

Món Mochi nhân kem đầy màu sắc này được bọn trẻ con Nhật bản mê tít. Thông thường, bánh mochi sẽ đông cứng lại mỗi khi để trong tủ lạnh. Vì thế, loại bánh mochi nhân kem này được làm từ một loại bột đặc biệt là Mochiko – loại bột chuyên dụng làm bánh mochi thay vì bột gạo. Nếu làm theo cách này thì chiếc bánh mochi có lớp áo ngoài rất mịn màng và hấp dẫn.

Butter mochi

Mochi bơ sự kết hợp giữa Bibingka Philippines và Mochi Nhật Bản
Mochi bơ sự kết hợp giữa Bibingka Philippines và Mochi Nhật Bản

Một món ăn cổ điển ở Hawaii, chiếc bánh custard dai hoàn hảo này được làm từ bột gạo nếp (mochiko), sữa đặc và nước cốt dừa. Nguồn cảm hứng đến từ sự kết hợp giữa bibingka của Philippines và mochi của Nhật Bản.

Mochi donuts

Mochi Donuts những điều tuyệt vời nhất của bánh donut và bánh mochi
Mochi Donuts những điều tuyệt vời nhất của bánh donut và bánh mochi

Bánh donut Mochi mang đến cho bạn những điều tuyệt vời nhất của cả thế giới bánh donut và bánh mochi! Những chiếc bánh donut làm từ bột gạo nếp này đã trở nên phổ biến và lấy cảm hứng từ bánh donut Pon de Ring hình vòng bong bóng nổi tiếng của Mister Donuts tại Nhật Bản.

Book ngay tour Nhật Bản mùa thu này để cùng NhatbanAZ để thưởng thức những chiếc bánh mochi thơm ngon, hấp dẫn này bạn nhé!

5/5 - (44 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *