Lễ hội mùa Thu ở Nhật Bản

Khám phá Nhật Bản, Mùa lá đỏ 1369 lượt xem

Ngoài việc thưởng thức những tán lá mùa thu tuyệt đẹp, bạn còn được hòa mình vào các lễ hội mùa thu ở Nhật Bản nhộn nhịp và đông vui. Mùa thu không chỉ là thời điểm thiên nhiên khoe sắc mà còn là mùa thu hoạch. Khi người dân Nhật Bản tổ chức nhiều lễ hội để tạ ơn và cầu mong mùa màng bội thu. Hãy cùng NhatbanAZ khám phá nhiều lễ hội diễn ra trong mùa thu hoạch ở Nhật Bản nhé.

Lễ hội mùa thu Nhật Bản
Lễ hội mùa thu Nhật Bản

Những lễ hội mùa thu Nhật Bản lớn nhất

Otsukimi – Lễ hội ngắm trăng trên khắp Nhật Bản

Otsukimi (お月見), hay còn gọi là “Lễ hội ngắm trăng”. Là một trong những lễ hội truyền thống của Nhật Bản. Lễ hội này diễn ra để tôn vinh vẻ đẹp của mặt trăng và cầu mong một vụ mùa bội thu. Sự kiện thường diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, khi trăng tròn nhất trong năm. Đây là một phần của phong tục tôn vinh thiên nhiên và các mùa trong văn hóa Nhật Bản.

Ngày 15 tháng 8 theo lịch cổ được gọi là juugoya, tức là đêm trăng tròn. Đây là đêm trăng đẹp nhất trong năm. Vào đêm Otsukimi, người Nhật Bản thường tập trung tại những nơi có tầm nhìn tốt để ngắm trăng. Ví dụ như công viên, vườn Nhật Bản, hoặc bên bờ sông.

Trong lễ Otsukimi, các gia đình thường trang trí nhà cửa bằng những cành lau (susuki). Và bày biện những mâm cỗ đơn giản với bánh tsukimi dango, khoai lang thêm các loại hoa quả mùa thu. Tsukimi dango được xếp thành hình tam giác hoặc hình chóp để tượng trưng cho mặt trăng tròn.

Otsukimi – Lễ hội ngắm trăng trên khắp Nhật Bản
Otsukimi – Lễ hội ngắm trăng trên khắp Nhật Bản

Lễ hội mùa thu Nhật Bản Danjiri Matsuri

Lễ hội mùa thu Nhật Bản Danjiri Matsuri là một trong những lễ hội mùa thu nổi tiếng nhất Nhật Bản. Diễn ra hàng năm tại Thành phố Kishiwada, Osaka. Đây là một sự kiện đầy sôi động và phấn khích, nổi bật với những cuộc diễu hành danjiri. Những chiếc xe rước gỗ khổng lồ được trang trí công phu và kéo bởi hàng trăm người đàn ông mạnh mẽ. 

Lễ hội Kishiwada Danjiri Matsuri có nguồn gốc từ năm 1703. Khi lãnh chúa địa phương muốn cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu. Danjiri, ban đầu là những chiếc xe rước nhỏ hơn, được sử dụng trong các nghi lễ Shinto. Nhưng theo thời gian, chúng trở nên lớn hơn và được trang trí ngày càng cầu kỳ. 

Mỗi chiếc danjiri, có thể nặng tới vài tấn, được kéo bởi hàng trăm người đàn ông chạy qua các con phố với tốc độ cao. Trên mỗi chiếc danjiri, một người lãnh đạo đứng trên nóc, chỉ huy đội ngũ bên dưới và thực hiện các động tác múa nhảy điêu luyện.

Đây là cơ hội tuyệt vời để chứng kiến sự kết hợp giữa truyền thống và sức mạnh của cộng đồng Nhật Bản trong một không gian sôi động và tràn đầy năng lượng.

Lễ hội mùa thu Nhật Bản Danjiri Matsuri
Lễ hội mùa thu Nhật Bản Danjiri Matsuri

Lễ hội thời đại Jidai Matsuri tại đền Heian Jingu, Kyoto

Lễ hội thời đại Jidai Matsuri là một trong ba lễ hội lớn và quan trọng nhất của Kyoto. Sự kiện được tổ chức vào ngày 22/10 hàng năm tại Đền thờ Heian Jingu. Nhằm kỷ niệm sự kiện chuyển đổi thủ đô từ Kyoto về Tokyo vào năm 1868. Đồng thời, lễ hội mùa thu này còn tôn vinh lịch sử 1.200 năm của cố đô Kyoto.

Jidai Matsuri nổi tiếng với cuộc diễu hành quy mô lớn. Nơi hàng nghìn người tham gia trong các trang phục truyền thống đại diện cho các thời kỳ lịch sử khác nhau của Nhật Bản. Cuộc diễu hành bắt đầu từ Cung điện Hoàng gia Kyoto và kết thúc tại Đền Heian, kéo dài khoảng 5 giờ.

Đám rước khoảng 2.000 người đại diện cho dòng thời gian xuyên suốt lịch sử kể từ thời Minh Trị Duy Tân, những cải cách chính trị và xã hội diễn ra từ cuối thời Edo đến đầu thời Minh Trị. Những người tham gia lễ hội mặc các bộ trang phục tái hiện lại hình ảnh của các nhân vật quan trọng trong lịch sử Nhật Bản. Từ các chiến binh samurai, các quý tộc triều đình. Đến các nhân vật nổi tiếng như Saigō Takamori và các thành viên của gia tộc Tokugawa.

Lễ hội thời đại Jidai Matsuri tại đền Heian Jingu, Kyoto
Lễ hội thời đại Jidai Matsuri tại đền Heian Jingu, Kyoto

Shichi-Go-San – Nghi lễ trên khắp Nhật Bản

Lễ hội mùa thu Nhật Bản Shichi-Go-San là một nghi lễ truyền thống được tổ chức vào ngày 15/11 hàng năm trên khắp Nhật Bản. Sự kiện diễn ra nhằm cầu nguyện cho sự trưởng thành và sức khỏe của trẻ em. Đặc biệt là các bé trai 3 và 5 tuổi, và các bé gái 3 và 7 tuổi. Tên gọi “Shichi-Go-San” (七五三) dịch theo nghĩa đen là “Bảy-Năm-Ba”. Nó biểu thị độ tuổi của các bé tham gia lễ. 

Bắt nguồn từ thời kỳ Heian (794-1185), ban đầu Shichi-Go-San là nghi lễ dành cho con cháu của các gia đình quý tộc. Theo thời gian, phong tục này đã lan rộng và trở thành một phần quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Và được các gia đình trên khắp cả nước đón nhận.

Ngày này, các gia đình thường đưa con mình đến các đền thờ Shinto để cầu nguyện và nhận phước lành từ các vị thần. Các bé trai thường mặc hakama, trong khi các bé gái diện những bộ kimono rực rỡ. Ở một số vùng, các bé gái 7 tuổi còn được phép thắt dây obi lần đầu tiên. Hoạt động này đánh dấu một bước quan trọng trong cuộc đời những em nhỏ.

Một phần không thể thiếu trong lễ Shichi-Go-San là việc trao tặng trẻ em những cây kẹo Chitose Ame. Loại kẹo biểu tượng cho sự trường thọ và hạnh phúc. Kẹo này thường được đựng trong túi giấy có hình ảnh của những con rùa và con sếu.

Shichi-Go-San – Nghi lễ trên khắp Nhật Bản
Shichi-Go-San – Nghi lễ trên khắp Nhật Bản

Lễ hội mùa thu Nhật Bản Tori no Ichi – Lễ hội ngày dậu

Lễ hội mùa thu Nhật Bản Tori no Ichi là một sự kiện truyền thống của Nhật Bản. Thường được tổ chức vào tháng 11 tại các đền thờ Shinto và chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản, nhưng nổi bật nhất là ở Tokyo. Lễ hội diễn ra vào các ngày Dậu (Tori) theo lịch âm. Thường có hai hoặc ba ngày Dậu trong tháng 11, tùy thuộc vào từng năm.

Lễ hội mùa thu này có nguồn gốc từ thời Edo và liên quan đến việc tôn vinh thần chiến tranh Yamato Takeru no Mikoto. Tuy nhiên, qua thời gian, lễ hội đã phát triển và trở thành một sự kiện tôn vinh sự thịnh vượng và thành công. 

Một phần quan trọng của lễ hội là việc mua bùa may mắn được gọi là “kumade”. Đó là những chiếc cào bằng tre được trang trí rực rỡ với các biểu tượng may mắn. Như tiền xu, quả thông, và các hình tượng khác. Kumade tượng trưng cho việc “cào” may mắn và tiền tài về nhà. Kumade ban đầu được dùng để quét lá rụng. Nhưng người ta nói rằng dùng chúng để trang trí cho ngôi nhà sẽ mang lại hạnh phúc.

Trong không khí sôi động và đậm chất truyền thống của lễ hội mùa thu Nhật Bản, đây là dịp để người dân và du khách cầu chúc cho một năm mới đầy may mắn và thịnh vượng.

Lễ hội mùa thu Nhật Bản Tori no Ichi – Lễ hội ngày dậu
Lễ hội mùa thu Nhật Bản Tori no Ichi – Lễ hội ngày dậu

Mùa thu ở Nhật Bản là thời điểm tuyệt vời để không chỉ ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên khi lá cây chuyển màu, mà còn để tham gia vào các sự kiện văn hóa đặc sắc. Những lễ hội mùa thu không chỉ là niềm tự hào của người Nhật mà còn là cơ hội để du khách trải nghiệm và hiểu thêm về văn hóa, tín ngưỡng và lối sống của họ. Nếu có cơ hội đến Nhật Bản vào mùa thu, hãy dành thời gian tham gia các lễ hội này để có những kỷ niệm khó quên và cảm nhận được tinh thần thực sự của người Nhật qua những hoạt động truyền thống này.

5/5 - (19 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *