Omisoka – phong tục đón giao thừa tại Nhật Bản

Khám phá Nhật Bản, Lễ hội và Sự kiện 786 lượt xem

Ở Nhật bản, trước thềm năm mới có một phong tục gọi là Omisoka, hay là đón giao thừa. Cũng giống như những ngày đầu năm mới, Omisoka là dịp mà rất nhiều người thường đến các ngôi đền để cùng đếm ngược chào mừng năm mới. Để bắt đầu năm mới với một tinh thần tươi mới, bạn sẽ cùng đón giao thừa cùng với người dân địa phương tại Ibaraki chứ?

Đường phố Nhật Bản ngày tết

Omisoka – Phong tục đón giao thừa tại Nhật Bản

1. Đền Oarai Isosaki (Thị trấn Oarai)

Ngày mùng 1 tháng 1, ở Nhật thường gọi là “Hatsuhi no De”. Là ngày khởi đầu cho một năm mới. Trong dịp này, mọi người thường đến đền để cầu mong một năm mới đầy hạnh phúc và làm ăn phát đạt.

Cổng đền Kamiiso no Torii nằm trên biển ở phía dưới chân đền Oarai Isosaki. Nơi đây được cho rằng là nơi xuất hiện đầu tiên của các vị thần. Điều đặc biệt ở nơi đây là nơi ngắm mặt trời mọc cực kỳ đặc biệt, khi mặt trời từ từ mọc lên và xuất hiện ở giữa cổng Kamiiso o torii. Vào ngày đầu năm, người dân ở khắp nơi về đây rất đông để đón năm mới.

Địa chỉ: 6890 Isohamacho, Oarai-machi, Higashiibarakigun, Ibaraki Prefecture.

Phí vào cửa : Miễn phí

Hướng dẫn cách đi lại
Đi bộ
30 phút đi bộ từ ga Oarai

Đi taxi
5 phút đi taxi từ ga Oarai

2. Omisoka tại Đền Kashima Jingu (ở thành phố Kashima)

Là một trong 3 ngôi đền lớn nhất ở vùng Kanto. Kashima Jingu là nơi thờ thần “Takemikazuchi no Okami “, được cho là vị thần của kiếm đạo và lập quốc.

Đền Kashima Jingu là một điểm đến nổi tiếng vào dịp đón giao thừa và ngày đầu năm mới, hàng năm có rất nhiều người tới đây. Ngôi đền này là trụ sở chính của hơn 600 ngôi đền trên khắp Nhật bản. Theo các tài liệu lịch sử, ngôi đền được thành lập vào năm 660 trước công nguyên.

Rất nhiều các buổi lễ và nghi thức như là nghi thức Toshikoshi Oharae và lễ joyasai được tiến hành suốt từ 3 giờ chiều, ngày 31/12 cho đến rạng đông của năm mới. Sau đó là buổi lễ Saitansai vào lúc 6 am của năm mới. Ý nghĩa của những buổi lễ này là cảm ơn các vị thần trong năm vừa qua và cầu mong bình an và thịnh vượng cho năm mới.

Địa chỉ: 2306-1 Kyuchu, Kashima City, Ibaraki Prefecture

Phí vào cửa Miễn phí

Hướng dẫn cách đi lại

Đi bộ

10 phút đi bộ từ ga Kashima Jingu

Đền Muramatsusan Kokuzodo (Tokai Village)

Hàng năm, cứ vào dịp giao thừa, rất nhiều người tới đây và xếp thành hàng dài để cầu nguyện. Nhằm thanh tẩy những điều không may mắn trong năm cũ và cầu mong cho một năm mới đầy may mắn và an toàn.

Ngôi đền này cũng rất nổi tiếng với nghi lễ “Jusan-mairi”. Là nghi lễ dành cho các bé 13 tuổi, đây là cột mốc đánh dấu sự chuyển dịch từ giai đoạn trẻ con sang người trưởng thành,. Nghi lễ này nhằm cầu nguyện cho sự trưởng thành với nhiều điều may mắn.

Nếu bạn đang lên kế hoạch cho Omísoka thì hãy ghé đến đền Kokuzodo nha!

Địa chỉ: 8 Muramatsu, Tokai-mura, Naka-gun, Ibaraki-ken

Phí vào cửa Miễn phí

Hướng dẫn cách đi lại

Đi taxi

15 phút từ ga Tokai trên tuyến JR Joban line

Đền Kasama Inari

Được xây dựng vào năm 651, đền Kasama Inari là một trong 3 ngôi đền Inari lớn nhất Nhật Bản.

Hàng năm có rất nhiều người đến đây để cùng đón giao thừa. Ước tính có khoảng 810.000 người đến ngôi đền trong 3 ngày đầu năm mới. Kasama Inari là nơi thờ vị thần Ukanomitma, là vị thần hộ mệnh của các ngành sản xuất, và thần phòng hỏa.

Rất nhiều người đã về đây để cầu nguyện 2 lần, một lần là buổi chiều ngày 31/12 để cầu nguyện cho một năm đã qua, và sau đó, khi qua giao thừa thì cầu nguyện cho một năm mới. Khu vực trước đền có rất nhiều các tiệm bán đồ ăn để phục vụ cho các vị khách ở lại qua đêm.

Địa chỉ: 1 Kasama, Kasama-shi, Ibaraki-ken

Phí vào cửa Miễn phí

Hướng dẫn cách đi lại
Đi bộ 20 phút từ ga Kasama trên JR Mito line

Tìm hiểu thêm về Ibaraki : Đền Osugi ngôi đền có vị thần của những ước mơ

5/5 - (7 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *