Du lịch Nhật Bản đang là sự lựa chọn hàng đầu cho du khách Việt Nam, trong đó điểm đến được nhiều người lựa chọn thường là những địa danh nổi tiếng như Tokyo, núi Phú Sĩ, Kyoto hay Osaka. Ngoài những những thành phố sầm uất thì vùng nông thôn Nhật Bản cũng vô cùng hấp dẫn với sự hoang sơ, cổ kính với những thực phẩm tươi ngon và những nét độc đáo khác biệt. NhatbanAZ đã có chuyến trải nghiệm thực tế đến vùng nông thôn Hokaido dưới đây là cảm nhận của tác giả về sự khác biệt giữa nông thôn Nhật Bản và nông thôn Việt Nam
Sự khác nhau giữa nông thôn Nhật bản và Việt Nam
Đất canh tác được sử dụng một cách chọn lọc
Nhật Bản có diện tích không lớn, với nhiều đồi núi do vậy diện tích đất có thể sử dụng để canh tác nông nghiệp không lớn. Tuy vậy người Nhật sử dụng đất rất chọn lọc, không tận dụng hết mọi chỗ để canh tác như Việt Nam. Những mảnh đất dùng để canh tác được nghiên cứu và chọn lọc rất kỹ. Trước khi canh tác đất sẽ được vét sạch đổ đất mới sạch bệnh lên.
Nhà nhỏ xinh nhưng cơ sở hạ tầng và môi trường tuyệt vời
Ấn tượng đầu tiên của tác giả là những ngôi nhà nhỏ nhỏ, xinh xinh chứ không to uỳnh giống như ở Việt Nam. Những ngôi nhà nhỏ xinh phù hợp với việc mỗi gia đình thường chỉ có 2 thế hệ do khi thanh niên Nhật lớn lên sẽ được ra riêng đi học đi làm. Cơ sở hạ tầng và môi trường ở vùng nông thôn rất tuyệt vời, những con sông, rạch rất sạch không có cỏ rác. Giao thông Nhật phần lớn là đường bê tông không có đường đất, đa số các nhà đều có ô tô.
Cơ sở hạ tầng Nông Thôn Nhật Bản rất tốt
Nhà nào cũng có hoa! Chẳng cần rào cổng, không cần cửa ngõ
Có lẽ đó là ấn tượng sâu sắc nhất của tác giả chính là các ngôi nhà nhỏ xinh nhà nào cũng trồng hoa, giầu nghèo gì cũng trồng hoa. Các ngôi nhà không có tường rào, cửa kín bưng bưng như ở Việt Nam, người ta chẳng buồn quan tâm tới việc chống trộm vì đơn giản một điều là trộm đâu mà chống! Cảm giác rất thanh bình và thoải mái.
Những ngôi nhà trồng hoa không có hàng rào
Dọc đường cũng trồng hoa
Những bụi hoa nhỏ xinh bên đường
Không có “Bài ca vỡ đất”
Lúa vẫn là cây trồng chính ở Nhật dân số nước này lên đến khoảng gần 130 triệu người tuy nhiên không có khái niệm tấc đất tấc vàng nên tận dụng mọi mẩu đất nhỏ. Người Nhật ngoài việc sử dụng chọn lọc đất canh tác còn chỉ làm 1 vụ/ năm để cho đất được “nghỉ ngơi”. Hết 1 vụ họ trồng cỏ, cỏ xanh mướt. Là trồng nhé, không phải mọc tự nhiên. Cỏ này vừa là thức ăn cho gia súc, vừa là cải tạo đất. Loại cỏ được chọn có đốt rễ nhiều, tổng hợp ni tơ không khí để cải tạo đất.
Hết vụ người Nhật lại trồng cỏ
Điều kiện sống tương đương với ở thành phố
Khác với quan niệm đời sống của người dân nông thôn thua kém so với thành thị. Do nông sản có giá thành cao, việc tự động hóa trong nông nghiệp ở trình độ cao do vậy điều kiện sống của nông dân Nhật Bản tương đương thậm chí sung túc hơn nhiều gia đình thành thị. Ở Nhật Bản có hợp tác xã nông nghiệp mang tính chất quốc gia (JA) do nông dân cả nước thành lập chăm lo cuộc sống của nông dân. Điều kiện học tập của trẻ em nông thôn và thành thị là như nhau
Nhóm học sinh đi tham quan
Làm nông theo mô hình Công Xã Chủ Nghĩa
Tức là ruộng riêng, nhưng thương hiệu sản phẩm là của vùng, Nhưng làm thường là chung (ruộng 1 nhà đến gặt thì cả xóm xúm vào). Họ làm chung nhưng rất trách nhiệm, vì thương hiệu là tập thể (vùng). Chỉ cần một nhà nào không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng đến cả vùng do vậy nhà nào cũng phải cố gắng giữ thương hiệu chung. Thương hiệu của các vùng được chính quyền hỗ trợ và thúc đẩy phát triển.
Tác giả chụp ảnh với thị trưởng Hokaido bên vườn cây trĩu quả
Luôn đảm bảo nông sản tươi ngon, sạch
Đến vườn cây của Nhật bạn không phải lo nghĩ gì về việc nông sản không đảm bảo chất lượng hay tồn dư hóa chất. Quá trình canh tác luôn được thực hiện theo đúng quy trình nghiêm ngặt. Khi thu hái nếu có quả nào không đạt chất lượng, hoặc dập nát chút xíu cũng sẽ không được tận dụng bán rẻ hoặc trà trộn mà được để riêng ra mang đi xử lý.
Những xô quả không bảo đảm chất lượng được để riêng ra
Những cây mận trĩu quả tươi ngon
Chụp ảnh lưu niệm với một gia đình nông dân Nhật
Càng trải nghiệm càng thấy sự khác biệt giữa nông thôn Nhật Bản và Việt Nam là quá lớn. Sự khác nhau không chỉ về sự giầu có hay quy mô nông nghiệp mà còn bởi lối sống, sự trong lành, an toàn mà những người nông dân nơi đây được hưởng. Hy vọng một ngày nào đó chúng ta có thể thay đổi diện mạo nông thôn hiện tại để giảm bớt sự khác biệt nói trên.