Tiết Thanh Minh là một dịp lễ của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc (1 trong 24 tiết khí) như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên…Tại Nhật Bản đây cũng là dịp lễ quan trọng trong năm. Tiết Thanh Minh theo truyền thống Nhật Bản được tổ chức rộng rãi từ thế kỷ thứ 8, đây là một nét đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản.
Tiết Thanh Minh theo truyền thống Nhật bản
Lịch sử Tiết Thanh Minh theo truyền thống Nhật bản
Tiết Thanh Minh truyền thống Nhật Bản còn được gọi là “Higan” để ám chỉ về phía bên kia cõi Tây Phương Cực Lạc – nơi con người luôn mong ước được đi đến đó sau kiếp này. Lễ Thanh Minh thường diễn ra trong một tuần (18-3 đến 24-3). Từ thế kỷ thứ 7 ngày lễ này đã được phổ biến rộng rãi khắp Nhật Bản. Từ năm 1868 ngày này chính thức trở thành quốc lễ/
Quan niệm của người Nhật trong tiết Thanh Minh truyền thống
Người Nhật Bản quan niệm rằng vào những ngày trong tiết Thanh Minh mặt trời sẽ mọc ở hướng chính Đông và lặn ở hướng chính Tây ngay trước cửa của thế giới cực lạc. Đây là thời gian tốt nhất để chúng ta cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên trên đường vãng sinh được siêu thoát khỏi kiếp luân hồi.
Ngày Thanh Minh còn được coi là ngày đặc biệt với người dân Nhật Bản một phần vì đây được xem là ngày bắt đầu mùa hoa Anh Đào nở, báo hiệu một mùa xuân bắt đầu. Sau năm 1948 chính phủ Nhật Bản đã cho thêm một ý nghĩa nữa của ngày Thanh Minh là ngày nghắm thiên nhiên và sự sống.
Các hoạt động trong tiết Thanh Minh của người Nhật
Trong dịp Thanh Minh người Nhật Bản sẽ viếng mộ ông bà, tổ tiên. Sửa sang lại mộ, dâng lễ bao gồm hương, rượu sake, bánh ( chủ yếu là bánh botamochi) … Ngoài ra người Nhật sẽ đi chùa và đền Shinto. Họ đi để cầu nguyện bình an, hạnh phúc trong cuộc sống. Trong dịp này mọi người thường mặc đồ truyền thống.