Bộ quy tắc Edo Shigusa – văn hóa ứng xử của người Nhật

Khám phá Nhật Bản, Tôn giáo và Tinh thần 845 lượt xem

Edo Shigusa là một hệ thống cách cư xử cho các thương nhân Nhật Bản, được dạy vào cuối thời Edo. Sau khi phục hồi và phát triển từ năm 1980. Bộ quy tắc Edo Shigusa đã trở thành một tiêu chuẩn chung trong giao tiếp. Một thước đo về cách cư xử không chỉ đối với các doanh nhân Nhật Bản, mà cả những người bình thường ngày nay.

Bộ quy tắc Edo Shigusa – văn hóa ứng xử của người Nhật

Bối cảnh hình thành Edo Shigusa

Từ sau khi Tokugawa Ieyasu xác lập chính quyền vào năm 1600. Nhật Bản bước vào thời kỳ mới trong hoạt động thương nghiệp được coi trọng. Edo Shigusa là một quy tắc ứng xử của giới thương nhân hình thành trong quá trình buôn bán. Và dần dần trở thành quy tắc sống cho người dân Nhật Bản. Sau khi được khôi phục và phát triển từ năm 1980. Edo shigusa trở thành quy chuẩn trong giao tiếp, văn hóa ứng xử dành cho doanh nhân Nhật Bản thời nay.

Một số quy tắc ứng xử trong Edo Shigusa

Sự nhường nhịn

  • Nghiêng ô, khép ô khi đi ngang qua người khác. Người Nhật luôn cẩn trọng trong việc sử dụng ô một cách khéo léo. Không gây phiền cho người gần bên.

Nguồn : Thư viện Bảo tàng Quốc gia Nhật Bản 

  • Khép vai để tránh đụng đối phương. Từ ý thức e ngại bản thân gây phiền phức cho đối phương. Khi đi đường hẹp, mỗi cá nhân sẽ tự khép vai, nghiêng mình lại nhường cho hai bên không chạm vào nhau mà vẫn đi qua dễ dàng.
  • Nhích vào nhường 1 phần chỗ. Khi đi tàu điện hay xe bus, những người ngồi trước khi thấy hành khách tiếp theo bước vào. Họ sẽ nhích vào từng chút để tạo khoảng trống đủ cho người khách có thể ngồi cùng. Họ ý thức được sự nhường nhịn để người khác cũng có một cơ hội như mình.

Ba nguyên tắc trên đều thể hiện sự nhường nhịn trong ứng xử của người Nhật. Họ quan niệm trong cuộc sống cũng như trong thương trường. Khi nhường trước thì trong tương lai sẽ được đối phương nhường lại. Khi bản thân và đối phương đều cảm thấy thoải mái thì mọi hoạt động đều thuận lợi.

Trong giao tiếp với đối phương

  • Giáo lý 3 không.  Khi nói chuyện với đối phương, không nên hỏi tuổi tác, địa vị và nghề nghiệp. Thời Edo, có thể đoán được đối phương thông qua cách ăn mặc, bới tóc. Vì vậy, trong Edo Shigusa việc hỏi nghề nghiệp hay tuổi tác, địa vị là hành động khiếm nhã, thiếu tế nhị.
  • Xin lỗi mặc dù bản thân không sai. Người Nhật sẽ lên tiếng xin lỗi trước cho dù có bị đối phương làm hại ( vô tình bị dẫm vào chân, hay va đổ đồ..). Họ cho rằng nếu mình xin lỗi và nhận bản thân bất cẩn trước thì câu chuyện sẽ nhẹ nhàng hơn. Giúp đối phương đỡ ngại ngùng.
  • Quy tắc kẻ trộm thời gian. Người Nhật có câu “Kẻ cắp thời gian mang tội tương đương ăn cắp 10 lượng vàng”. Họ xem việc đến thăm đường đột không báo trước, hoặc đến trễ hẹn làm mất thời gian của đối phương là không được chấp nhận. Mượn tiền thì có thể trả lại, nhưng thời gian thì không thể quay lại. Đây cũng là nét văn hóa đặc trưng của người Nhật, luôn đúng giờ, giữ lời hứa, và luôn đặt lịch hẹn trước.

Sự tôn trọng với đối phương trong bộ quy tắc Edo Shigusa

  • Chia đường đi theo tỉ lệ 3:7. Khi trên đường vắng cũng không đi giữa đường, mà chỉ đi ở khoảng 3 phần đường. Để lại 7 phần đường phòng khi có sự cố khẩn cấp người khác có thể dùng. Điều này trở thành nếp sống hàng ngày của mọi người Nhật Bản. Bạn có thể bắt gặp khi đi thang máy, thang cuốn, người ta luôn đứng về 1 bên nhỏ, nhường cho người khác có việc gấp. Quy tắc nhường cho người khác thể hiện sự tôn trọng, không phải sự nhún nhường.
  • Quy tắc khi phản đối. Không sử dụng các liên từ đối ngược “nhưng mà” “tuy nhiên” để phản đối một vấn đề. Việc tuân theo lệnh của cấp trên, bậc tiền bối được cho là sự biểu hiện trưởng thành. Đồng thời cho vị cấp trên, bậc tiền bối có cảm giác được sự kính trọng. Trong cuộc đàm phán, họ sẽ xin khất lại lần gặp tới hoặc sẽ gửi lại ý kiến qua thư. Thể hiện sự thận trọng trong quyết định, và tôn trọng đối phương của người Nhật.
  • Chỉ “Vâng” một lần duy nhất.  Khi đối đáp với đối phương, người Nhật thường chỉ trả lời “vâng” bằng một tiếp đáp mà không lặp lại nhiều lần. Đối với họ, sự trả lời lặp từ liên tục “vâng” là thể hiện thái độ bất lịch sự và không chuyên nghiệp trong giao tiếp.

Quy tắc ứng dụng cụ thể trong doanh nghiệp

  • Người Nhật tối kỵ việc nói được mà không làm được. Người ta nói rằng điều quan trọng là giải quyết được vấn đề bằng hành động hơn là nói. Tức là việc bạn nghĩ tương tự với bạn hành động và hãy cho nó phát triển khi bạn thực hiện.
  • Giác quan thứ 6. Người Nhật có câu “Nuôi dưỡng giác quan thứ 6, làm hiệu quả giác quan thứ 6”. Họ luôn nỗ lực không ngừng để vận dụng các giác quan cảm nhận đối phương và luôn dự cảm mọi vấn đề bằng chính cảm nhận của họ. Nhanh nhạy phán đoán nhưng vấn đề đang xảy ra, chứ không chờ đợi kết quả được thông báo. Sự khéo léo đó quyết định sự thành bại trong kinh doanh.
  • Ứng phó kịp thời.  Điều cần thiết cho một người doanh nhân là luôn giải quyết, ứng phó tình huống trong từng trường hợp với thái độ mềm mỏng.

Không chỉ vận dụng trong môi trường công sở mà ngay cả những việc riêng, mỗi cá nhân phải luôn nghĩ suy nghĩ cách giải quyết tốt nhất đồng thời luôn thể hiện thái độ bình tĩnh, nhẹ nhàng.

Một số điều thú vị khác về bộ quy tắc Edo Shigusa

  • Bạn có biết từ “Itadakimasu” mà người Nhật nói trước khi ăn để thể hiện sự biết ơn với đồ ăn, với người làm ra đồ ăn và ăn ngon miệng. Thực chất bắt nguồn từ bộ quy tắc Edo Shigusa.
  • Từ thời Edo, đã có quy định rõ ràng về nơi đc hút thuốc và nơi không được hút thuốc. Tuy nhiên, dù ở nơi được phép hút thuốc nhưng có người không hút thuốc ở đó thì cũng không được hút.
  • Khi đi ngang trước người khác phải giơ tay ra trước và nói  ” Xin thất lễ cho tôi qua”. Ta bắt gặp hình ảnh này rất nhiều ở Nhật.
  • Luôn cẩn thận, tỉ mỉ, chi tiết cũng bắt nguồn từ bộ quy tắc Edo Shigusa.

tìm hiểu thêm về Trải nghiệm thời kì Edo ở bài viết này nhé !!

5/5 - (54 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *