27 nghìn đô 1 quả dưa hấu? Những trái cây Nhật Bản siêu cao cấp

Ẩm thực 765 lượt xem

Trái cây Nhật Bản đem đến chuẩn mực rất cao về chất lượng cũng như thẩm mỹ. Những hoa trái được cho là “hoàn mỹ” được bán với giá trên trời nhưng không bao giờ ế hàng. Một cặp dưa hấu có thể có giá lên tới 600 triệu đồng! Thật không ngoa khi nói rằng: Nhật Bản là đất nước sở hữu những trái cây tươi đắt đỏ nhất thế giới.

Những quả dua hấu bé nhỏ với hình dạng đặc biệt được án với giá 100$ mỗi quả

Trước đây đã bao giờ bạn nhìn thấy những trái dưa hấu với những hình dạng lạ mắt như thế này. Vâng, đó là 3 quả dưa hấu khá nhỏ bé với hình dạng khác nhau và được bán với giá 100$ mỗi quả….

Cửa hàng Sembikiya ở Tokyo được bài trí sang trọng như một tiệm trang sức

Chuỗi cửa hàng hoa quả Sembikiya với những trái cậy cao cấp

Giá mỗi loại quả ở đây cũng lên tới hàng triệu đồng và đây cũng là cửa hàng trái cây Nhật Bản đắt đỏ bậc nhất Tokyo. CNN cho rằng: “Nó trông giống như một cửa hàng bán đồ ngoại thất cao cấp”. Sự đẹp mắt, cùng với đó là mức độ quý hiếm đã làm cho không ít trái cây ở đây được bán với giá cao ngất ngưởng.

Bên trong 1 của hàng Sembikiya.
Trái cây Nhật Bản là một món quà bạn có thể tặng cho bất kì ai trong bất kì dịp nào, mùa nào trong năm. Sembikiya được thành lập vào năm 1834, là cửa hàng trái cây lâu đời nhất của Nhật Bản. Hiện tại đã có tới 14 cửa hàng và nhiều trong số đó tập trung ở Tokyo. Ước tính có khoảng 80% sản phẩm ở đây được mua để làm quà nhân dịp quan trọng trong năm.

Cận cảnh quả táo với giá 2100 yên (khoảng 18.75 USD)
Dâu tây nữ hoàng với giá 6825 yên (khoảng 60.94 USD)
12600 yên (khoảng 112.50 USD) cho 1 quả dưa hấu

Đã từng có những cuộc đấu giá các sản phẩm này mở ra và điển hình vào năm 2016 một đôi dưa gang cao cấp Hokkaido từng được bán với mức giá kỷ lục là 27.240 USD.

Giống dưa Yubari King là giống dưa đắt nhất thế giới

Hiệu trưởng Trường Sinh thái Con người tại Đại học Wisconsin-Madison nói với CNN. “Việc mua và tiêu thụ trái cây gắn liền với các thực tiễn xã hội và văn hoá”.

Để có được những sản phẩm này đòi hỏi kĩ thuật, sự tỉ mỉ và rất nhiều công sức lao động

Những quả dâu tây Bijin-hime có kích cỡ bóng tennis thường bán khoảng 500.000 yên (khoảng 4464.28 USD).
Okuda Nichio chia sẻ về một trong số những quả dâu tây Bijin-hime từng đạt giải của mình.
“Thật khó để tạo ra hình dáng của những quả dâu tây này vì đôi khi nó có thể trở thành hình cầu và tôi phải mất tới 15 năm để đạt được mức độ hoàn hảo như vậy”.

Mỗi quả dây tây cần 45 ngày để trồng tại trang trại Okuda ở quận Gifu, và tất nhiên anh ấy sẽ không tiết lộ chi tiết quá trình sản xuất cho chúng ta. Trung bình mỗi năm anh sản xuất khoảng 500 quả và giá trị mỗi quả rơi vào khoảng 500.000 yên.
Bên cạnh dau tây, thì nho cung là một sản phẩm khá được ưa chuộng. Theo phát ngôn viên của hãng Ruby Roman, Hirano Keisuke, nho đã được trồng để lấp khoảng trống trong thị trường trái cây sang trọng của Nhật và chỉ được sản xuất khoảng 2400 chùm mỗi năm. Bên cạnh đó ông còn tiết lộ “ Phải rất khó khăn chúng tôi mới tạo hình được những trái nho to và đỏ – có hình dạng giống như một viên ruby như thế này.”

Chùm nho “Ruby La Mã” cực đắt

Được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2008, giá bán của mỗi chùm ngày nay có thể lên đến trên 100.000 Yên (khoảng 892.86 USD). Ở phía Tây Nam Nhật năm ngoái, một siêu thị đã chi 1,1 triệu yên cho một chùm nho đầu tiên trong cuộc đấu giá chỉ với tổng cộng 30 quả nho, phá vỡ kỉ lục trước đấy là 320 USD 1 quả. Trái cây được đóng gói rất cẩn thận dù là với hình dạng nào.

Tại sao người Nhật sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền để mua những loại trái cây này?

Theo văn hóa phương Tây, táo và cam là 2 loại trái cây có hàm lượng cao về dinh dưỡng, người Nhật Bản quan niệm trái cây mang y nghĩa linh thiêng và dùng nó để dâng lên các vị thân trên bàn thờ trong nhà và cửa Phật. Và vì lí do này, nên những trái cây Nhật Bản cao cấp được xem như là món quà của sự tôn trọng.

Người Nhật luôn coi hoa quả là món quà tặng xa xỉ và hữu ích

Quà tặng là sự hiện thân của tấm lòng, sự bày tỏ tình cảm một cách hiệu quả nhất. Nên không có gì là lạ khi nói rằng quà tặng là vật dẫn đưa tình cảm. Không phải tất cả người Nhật đều có tiền để mua trái cây tặng người khác, tuy nhiên đối với một số người, món quà càng đắt tiền càng thể hiện chất lượng sản phẩm và rất nhiều người đánh giá cao hương vị của những loại trái cây này.

Đối với du khách thường có một ấn tượng ban đầu là trái cây Nhật Bản quá đắt đỏ. Nhưng điều này không đúng với những loại trái cây thông thường, vì chúng vẫn được bán với giá phải chăng ở các siêu thị. Loại hình du lịch kết hợp hái trái cây cũng đang rất được du khách ưa chuộng hiện nay.

4.9/5 - (33 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *